Aa

Đà Nẵng: Năm 2019, giá đất ở cao nhất 98,8 triệu đồng/m2

Thứ Sáu, 15/02/2019 - 14:01

Đà Nẵng: Năm 2019, giá đất ở cao nhất 98,8 triệu đồng/m2; Thấy gì từ 3 thị trường nhà ở sôi động nhất Việt Nam?; Sản phẩm bất động sản trong sân golf: Vướng mắc từ quyền sở hữu?; Thị trường bất động sản 2019: Khung pháp lý cho thời kỳ hội nhập;... là một số tin tức nổi bật trên thị trường bất động sản 24h qua.

Năm 2019, giá đất ở cao nhất 98,8 triệu đồng/m2

UBND TP. Đà Nẵng vừa ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-UBND ngày 31-1-2019 về sửa đổi, bổ sung quy định một số điều của Quy định giá các loại đất năm 2019. Quyết định có hiệu lực từ ngày 11-2- 2019.

Giá các loại đất được công bố áp dụng đối với đất ở; giá đất thương mại-dịch vụ; giá đất sản xuất - kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại-dịch vụ.

Theo đó, giá đất ở cao nhất ở mức 98,8 triệu đồng/m2 được áp dụng cho nhiều tuyến đường có mặt cắt lớn ở khu vực trung tâm thành phố thuộc quận Hải Châu và một số tuyến đường ven biển thuộc quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn. Cụ thể là các tuyến đường Nguyễn Văn Linh, Hàm Nghi, Võ Nguyên Giáp…

Giá đất ở thấp nhất thuộc khu vực xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang có mức 250.000 đồng/m2 áp dụng cho các tuyến đường từ 2-3,5m.

Xem chi tiết tại đây

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sản phẩm bất động sản trong sân golf: Vướng mắc từ quyền sở hữu?

Theo luật sư Nguyễn Sơn Tùng, Giám đốc Công ty Luật Legal United Law, giữa bất động sản nghỉ dưỡng và sân golf, thực tế có mối tương hỗ qua lại lẫn nhau. Chúng hỗ trợ và làm gia tăng giá trị lẫn nhau ở phân khúc định vị khách hàng cao cấp. Do đó, xu hướng đi cùng nhau, cùng dựa vào nhau để phát triển, mang giá trị kép cho nhau không có gì là mới. Xu hướng này, ở các nước phát triển đã có từ vài chục năm trước đây và Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó.

Tuy nhiên, ở Việt Nam xu hướng này đang dần trở nên nở rộ trong thời gian vài năm gần đây là do ảnh hưởng của sự phát triển thị trường bất động sản và sự phong phú, đa dạng về sản phẩm của thị trường này. Hơn 10 năm trước đây, Việt Nam hầu như có rất ít sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng. Nhưng đến hiện nay, ở nhiều khu vực và địa phương đã hình thành nên các quần thể giữa sân golf, resort và bất động sản nghỉ dưỡng đan xen, tồn tại cùng nhau.

"Còn riêng ở Việt Nam ta, tôi cho rằng do nhận thức giữa các bên, do quy định của pháp luật chưa được rõ ràng và áp dụng đồng bộ, thống nhất ở tất cả các địa phương. Đặc biệt, do giá trị của bất động sản nghỉ dưỡng được các chủ đầu tư bán với giá quá cao, dẫn đến tâm lý mong muốn phải sở hữu tài sản này của người mua nên thường phát sinh các tranh chấp không đúng bản chất giữa các bên. Đó cũng là vướng mắc khi người mua nhắm tới căn hộ nằm gần sân golf", ông Tùng nhận định.

Xem chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản 2019: Khung pháp lý cho thời kỳ hội nhập

Theo giới chuyên gia, pháp lý của bất động sản vẫn bộc lộ những lỗ hổng. Cụ thể, hành lang pháp lý điều chỉnh thị trường bất động sản, từ công tác đầu tư xây dựng, giao dịch bất động sản đến quản lý sử dụng bất động sản chậm được hoàn thiện, còn chồng chéo; nhiều vấn đề phát sinh từ thực tiễn, bất cập của cơ chế chính sách nhưng chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời dẫn đến thị trường bất động sản chưa được quản lý và kiểm soát một cách hiệu quả. Cơ chế, chính sách, nhất là chính sách tài chính đất đai, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có nhiều lần thay đổi và thiếu nhất quán, chưa rõ ràng.

Bên cạnh đó là câu chuyện đền bù đất, cả doanh nghiệp và người có đất đều loay hoay trong việc xác định giá thị trường, dẫn đến những ách tắc trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng và nộp tiền sử dụng đất. Đặc biệt, là thủ tục hành chính rườm rà, kéo dài, ẩn chứa tiêu cực, nhũng nhiễu trong quá trình phê duyệt, thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất. Ngoài ra, còn rất nhiều những lỗ hổng chồng chéo trong câu chuyện pháp lý bất động sản.

Ở một góc nhìn tích cực, theo PGS. Nguyễn Quang Tuyến, Đại học Luật Hà Nội: “Pháp lý thị trường bất động sản thời gian qua đã có nhiều thay đổi mang tính nền tảng, giải quyết được phần lớn các khúc mắc cho việc tham gia thị trường của cả nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt, các sắc luật được sửa đổi trong Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư…, cùng các văn bản hướng dẫn được ban hành đã giúp cải thiện đáng kể tính minh bạch của thị trường bất động sản Việt Nam, giúp môi trường đầu tư kinh doanh nói chung và môi trường đầu tư kinh doanh bất động sản nói riêng trở nên thông thoáng hơn..."

Xem chi tiết tại đây

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thấy gì từ 3 thị trường nhà ở sôi động nhất Việt Nam?

Trong năm 2018, thị trường bất động sản đã chứng kiến rất nhiều hoạt động sôi nổi ở cả 3 thị trường tiêu điểm là Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.

Riêng tại Thủ đô Hà Nội, những dự án tầm trung được thị trường đón nhận rất tốt, đặc biệt là ở các phân khúc biệt thự, liền kề, nhà phố cũng như một số phân khúc đất nền. Mặc dù nhu cầu cho các dự án tầm trung được ghi nhận khá cao nhưng thị trường hiện vẫn khan hiếm nguồn cung để đáp ứng.

2018 cũng là năm ghi nhận rất nhiều sự quan tâm và yêu cầu của khách hàng tìm kiếm các bất động sản bên phía biển. Giới đầu tư cũng cho thấy sự điều chỉnh trong nhận thức cũng như có góc nhìn cởi mở hơn với các bất động sản nghỉ dưỡng nói chung và bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng nói riêng.

Với thị trường TP.HCM, tiềm năng phát triển của phân khúc nhà ở triệu đô là rất tốt. Thực tế, nhu cầu tìm kiếm penthouse hay những ngôi biệt thự triệu đô hiện nay nhiều hơn trước rất nhiều.

Xem chi tiết tại đây

Cổ đông lớn bất ngờ muốn “rút chân” khỏi CTCP Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên

Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa thông báo trở thành đại lý đấu giá cổ phần CTCP Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên do một cổ đông lớn nắm giữ.
Cụ thể, 4,8 triệu cổ phiếu (tương đương 11,9% vốn điều lệ, toàn bộ lượng cổ phần thuộc sở hữu Nhà nước) được rao bán với giá khởi điểm 11.350 đồng/cổ phiếu, số tiền ước thu về tối thiểu 54,5 tỷ đồng. Cổ đông lớn rao bán số cổ phần trên là Báo Thanh niên.

Dự kiến, giao dịch không giới hạn với nhà đầu tư nước ngoài, thời gian tổ chức đấu giá dự kiến 9h ngày 14/3. Giả định với giá khởi điểm trên, với tổng số 40,34 triệu cổ phần, Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên được định giá lên đến 458 tỷ đồng.

CTCP Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên được thành lập từ năm 2006 với vốn điều lệ 10 tỷ đồng, sau 4 lần tăng vốn lên hơn 403 tỷ đồng như thời điểm hiện tại.

Theo báo cáo quản trị công ty năm 2018, ông Nguyễn Công Khế là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc và cũng là cổ đông lớn nhất sở hữu 74,4% vốn điều lệ. Được biết ông Khế từng là Tổng biên tập Báo Thanh Niên giai đoạn 1991 – 2008.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top