Aa

Bí ẩn chưa lời giải đáp về kỹ thuật xây dựng ngôi đền Kailasa nổi tiếng ở Ấn Độ

Thứ Ba, 27/09/2016 - 07:20

Đền thờ Kailasa là một trong 34 ngôi đền và tu viện nổi tiếng được biết đến trong quần thể hang động Ellora ở Ấn Độ. Xoay quanh kỹ thuật và công nghệ được sử dụng để xây nên ngôi đền này đến nay vẫn là những câu hỏi chưa có lời giải đáp rõ ràng.

Đền Kailasa ở Ấn Độ không được xây dựng như những ngôi đền cùng niên đại khác. Thay vì chồng xếp các khối gạch, đền Kailasa là ví dụ duy nhất trên thế giới, nơi núi hoàn toàn được đục đẽo từ tận đỉnh để có thể giữ được hình dạng đặc trưng của nó. Trong khi đó, ở các ngôi đền khác, thông thường các tảng đá sẽ được đẽo gọt trước và sau đó mới được sử dụng để xây. Còn trường hợp này, kỹ thuật được sử dụng khi xây dựng ngôi đền Kailasa gọi là “khắc từ tảng đá”.

Tại sao kỹ thuật xây dựng này lại được xem là rất riêng biệt? Trước hết, với việc xử lý một ngọn núi đá cao hơn 30 mét một cách tinh tế đòi hỏi một quá trình rất dài. Những cột trụ của đền Kailasa vốn là một phần của ngọn núi đó, sẽ được tách hẳn ra. Vậy làm thế nào các tảng đá có thể được tách ra và làm thành một cột trụ?
 

Chính xác con số những tảng đá được tách ra khỏi ngọn núi là những gì mà các nhà sử học và khảo cổ học đến này vẫn chưa rõ.  Các nhà sử học không tìm thấy bất cứ ghi chép nào về cách đẽo những tảng đá ra khỏi ngọn núi và tin rằng ngôi đền đã thực sự được xây dựng trong chưa đầy 18 năm.

Theo giả thuyết, con người ở thời đại này đã xây dựng ngôi đền trong 18 năm với 12 giờ một ngày, không ngừng không nghỉ. Bỏ qua những ngày mưa, lễ hội, chiến tranh và tưởng tượng rằng mọi người đã làm việc như những robot! Nếu 400.000 tấn đá đã được đẽo ra trong 18 năm, điều đấy cũng có nghĩa rằng, mỗi năm có khoảng 22.222 tấn đá được tách ra, mỗi ngày 60 tấn và 5 tấn một giờ.

Có thể nói rằng, giả thuyết đó khó xảy ra, ngay cả với công nghệ tiên tiến mà chúng ta có được ngày hôm nay. Vậy, nếu con người không thể xây dựng ngôi đền này trong một thời gian ngắn, thì ai đã làm điều đó?

Điều thú vị nữa là những câu chuyện phá hủy ngôi đền. Vua Aurangzeb Hồi giáo đã thuê hàng ngàn người đề phá hủy ngôi đền này. Năm 1682, ông ra lệnh phải san bằng tất cả ngôi đền. Theo những ghi chép sót lại, hàng ngàn công nhân đã cố gắng phá hủy ngôi đền Kailasa trong ba năm, nhưng sự thực họ đã không thể gây sự thiệt hại nào lớn cho ngôi đền. Họ chỉ phá vỡ được một vài bức tượng, còn ngôi đền thì không thể bị phá hủy hoàn toàn. Auranzeb cuối cùng cũng phải từ bỏ nhiệm vụ bất khả thi này.

Có một điểm quan trọng cần chú ý là một trường hợp tương tự là kim tự tháp Menkaure ở Ai Cập. Người đứng đầu Hồi giáo bấy giờ đã muốn phá hủy tất cả các kim tự tháp và đã bắt đầu từ ngôi đền Menkaure. Sau nhiều năm, ông ta cuối cùng chỉ có thể gây những hư hại nhỏ trên kim tự tháp. Vậy, sự thật ai có thể xây những công trình không thể hủy diệt như vậy trên hành tinh này?

Trên thực tế, các nhà khảo cổ đồng ý rằng ngôi đền Kailasa đã được tạo ra trước tất cả các ngôi đền ở Ellora, và các nền văn minh sau đã nhìn vào hình mẫu này và xây dựng các công trình khác. 
 

Không giống với các ngôi đền khác, Kailasa có thể được nhìn thấy từ trên không. Liệu đó có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay nó vốn được thiết kế để có thể nhìn thấy từ trên cao giống như những đường vẽ trên cao nguyên Nazca ở Peru. Khi bạn tìm kiếm ngôi đền Kailasa trên Google Earth, bạn sẽ nhìn thấy một dấu X rõ ràng. Liệu đây có phải là một ký hiệu mà nền văn minh khác để lại để họ có thể phát hiện ra từ trên cao?

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top