Aa

Hà Nội: Trồng cây dưới gầm đường sắt trên cao

Thứ Bảy, 01/10/2016 - 22:39

Mấy ngày nay, nhiều người đi qua 2 con phố Hoàng Cầu, Yên Lãng (Đống Đa, Hà Nội) không khỏi ngạc nhiên và bức xúc khi thấy một hàng cây vừa được trồng dưới gầm tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông.

Theo người dân sống quanh đây cho biết, số cây này mới được trồng trong đêm 28/9. Và đa số người dân ở đây đều thắc mắc không biết tại sao hàng trăm cây xanh lại được trồng ngay phía dưới gầm công trình đường sắt trên cao?

Theo quan sát của PV Reatimes, tại các phố Yên Lãng, Hoàng Cầu có hàng trăm cây bàng Đài Loan hay còn gọi là bàng lá nhỏ được trồng ngay dưới công trình đường sắt trên cao tuyến Cát Linh – Hà Đông. Đa số cây xanh có chiều cao bằng khoảng 2/3 cột trụ đường sắt.

Ghi nhận thực tế, toàn bộ dải phân cách tuyến Hoàng Cầu – Yên Lãng đang được làm lại tiểu cảnh trồng các loại hoa. Nhiều cây xanh mới trồng có độ cao khoảng 4m gần chạm nóc bê tông. Khoảng cách trồng mỗi cây là 1,5m, mỗi trụ được trồng từ 8 đến 10 cây. Chiều cao các cây trồng ở đây khoảng 7-8m, đường kính thân chừng 15-30cm.

Chia sẻ với Reatimes, ông Nguyễn Văn Hải, sống tại khu vực này cho biết: “Trước kia Hà Nội đã từng chặt hạ hàng trăm cây xanh cổ thụ dọc tuyến đường Nguyễn Trãi và đường Láng để triển khai xây dựng tuyến đường sắt nói trên, với lý do đảm bảo an toàn cho công trình. Vậy mà không hiểu sao giờ lại trồng cả hàng trăm cây xanh ngay dưới gầm công trình.”

Nhiều người dân khác cũng có ý kiến, với việc trồng dưới gầm đường sắt, không biết liệu những cây xanh này sẽ vươn ra đến đâu? Thậm chí nhiều cây ngay lúc trồng chỉ còn cách dầm bê-tông của tuyến đường sắt trên cao khoảng 30 cm.

Trước những thắc mắc và băn khoăn của người dân về việc trồng cây xanh dưới gầm đường sắt Cát Linh – Hà Đông là không hợp lý, ảnh hưởng đến sự phát triển, sinh trưởng của cây, trên Dân trí ngày 30/9,  ông Vũ Kiên Trung, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV công viên - cây xanh Hà Nội chia sẻ: " Đây là chủ trương của TP và đơn vị chỉ đạo thực hiện. Hơn nữa, công ty có xe chuyên dụng để khống chế chiều cao liên tục của cây xanh. Loại cây trồng dưới gầm cầu đường sắt trên cao ở tuyến trên là cây chiêu liêu. Đây là loại cây như bàng lá tán nhỏ đẹp và việc trồng cây như thế đã được nghiên cứu".

Ông Trung cho biết thêm: "Ở các nước như Nhật, Trung Quốc, Singapore và những thủ đô phát triển trên thế giới thì trồng cây ở gầm đường sắt trên cao, gầm cầu vượt là chuyện bình thường. Những nơi ấy bằng kỹ thuật họ phủ xanh hết cả đường sắt, cầu vượt… tạo ra hàng cây rất đẹp. Ở các nước tiên tiến họ làm được thì mình cũng làm được".

Về vấn đề này, trên Pháp luật TP, chuyên gia sinh học nông nghiệp Nguyễn Lân Hùng cho biết, cây chiêu liêu còn được gọi là cây bàng Đài Loan. Đây là loại cây tán đẹp, lá nhỏ và có thể hoàn toàn khống chế được chiều cao. Cũng theo chuyên gia Nguyễn Lân Hùng, loại cây này thường được trồng nhiều ở phía nam và phù hợp với khí hậu Hà Nội. Cây này mới đây được đưa vào trồng ở các đô thị.

Cùng xem loạt hình ảnh "khó hiểu" về hàng cây trồng dưới gầm đường sắt trên cao:

Cây xanh mới được trồng 2 bên dải phân cách dọc tuyến đường Hoàng Cầu - Yên Lãng.

Cây xanh mới được trồng 2 bên dải phân cách dọc tuyến đường Hoàng Cầu - Yên Lãng.

Việc trồng cây xanh do Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội triển khai ngày 28/9.

Việc trồng cây xanh do Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội triển khai ngày 28/9.

Khoảng cách trồng mỗi cây từ 1,5 đến 2m.

Khoảng cách trồng mỗi cây từ 1,5 đến 2m.

Cây xanh trồng độ cao 3 đến 4m,

Cây xanh trồng độ cao 3 đến 4m,

Có những chỗ cây cao gần chạm gầm đường sắt trên cáo.

Có những chỗ cây cao gần chạm gầm đường sắt.

 

Và hầu hết được trồng bên trong gầm cầu.

Và hầu hết được trồng bên trong gầm cầu.

Người dân phố Hoàng Cầu mới – Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội bỗng dưng thấy nhiều cây xanh được trồng dưới gầm tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.

Người dân phố Hoàng Cầu mới – Yên Lãng không khỏi bất ngờ khi ngắm hàng cây này.

Theo quan sát của PV, các cây xanh đã được trồng nhưng chưa tháo vải quấn bảo vệ cây, ảnh hưởng đến sự phát triển.

Theo quan sát của PV, các cây xanh đã được trồng nhưng chưa tháo vải quấn bảo vệ cây, dễ ảnh hưởng đến sự phát triển.

Nhiều cây trồng rất nông

Nhiều cây trồng rất nông

Những cột trụ bảo vệ xung quanh cây khá mỏng manh, nếu mưa lớn hay bão sẽ nguy hại đến cây

Những cột trụ bảo vệ xung quanh cây khá mỏng manh, nếu mưa lớn hay bão sẽ nguy hại đến cây

 
Có những chỗ, cây xanh còn chưa được trồng

Có những chỗ, cây xanh còn chưa được trồng

Bác Linh, người dân sống trên tuyến đường Hoàng Cầu cho biết:

Bác Linh, người dân sống trên tuyến đường Hoàng Cầu cho biết: "Thay vì trồng cây xanh thì nên đầu tư kinh phí cho việc cắt cỏ, tôi thấy điều đó thiết thực hơn".

Cây xanh được trồng cả 2 bên dải phân cách

Cây xanh được trồng cả 2 bên dải phân cách

 

"Tôi đồng tình với việc trồng cây xanh 2 bên dải phân cách, tôi thấy điều đó hợp lý và mang lại hiệu quả"  - ông Sang, chủ quán trà đá trên đường Hoàng Cầu cho hay.

Hiện tại việc trồng cây xanh được trồng từ đầu đường Yên Lãng đến ngã 3 đường Hoàng Cầu - Ô chợ Dừa.

Hiện tại cây xanh được trồng từ đầu đường Yên Lãng đến ngã 3 đường Hoàng Cầu - Ô chợ Dừa.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top