Aa

Mẹo nuôi con khỏe mạnh theo cách dân gian

Thứ Bảy, 29/08/2020 - 08:28

Sau khi sinh em bé, các mẹ nên chú ý áp dụng một số mẹo nuôi con khỏe theo dân gian sẽ giúp em bé luôn khỏe manh, ăn ngoan và ít ốm sốt hơn.

1. Mẹo sinh con sạch và dễ sinh 

Khi mang thai từ tháng thứ 5 trở đi các bà bầu nên ăn mía (uống nước mía) thường xuyên sinh con sạch, bụ bẫm. Uống nhiều nước dừa  và ăn men cơm rượu (rượu nếp) sẽ dễ sinh và con sạch sẽ.

2. Mẹo để em bé có hệ tiêu hóa tốt

* Để em bé sau này sinh ra ko bị đi tướt khi mọc răng và đường ruột tốt thì khi mang thai tuần thứ 32 và 33 các mẹ hãy ăn món dạ dày lợn hấp hạt tiêu.

Cách làm:

- Dạ dày lợn 1 cái (loại nhỏ)
- Hạt tiêu sọ 100gr
Dạ dày làm sạch cho hạt tiêu nhồi vào trong khâu tạm lại cho khỏi bị bung hạt tiêu ra ngoài cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 30 phút cho chín mềm. 

Khi ăn các mẹ nhớ bỏ hết hạt tiêu chỉ ăn nguyên phần dạ dày và phải ăn hết sạch cả cái vào đúng tuần mang thai thứ 32 và cách một tuần sau (tuần 33). Làm cách này đảm bảo hệ tiêu hóa của em bé sẽ được cải thiện rất nhiều. 

* Ngoài ra còn có một cách khác là khi mới sinh được 1 tuần, xin ở hàng bán thịt lợn tin cậy 1 cái mật lợn, trần qua nước nóng cho nó tái tái đi 1 chút rồi cho ra chén cho bà đẻ uống, lấy tăm bông chấm 1 ít cho vào miệng bé. Mật lợn có vị hơi đắng nhưng chỉ cần uống khoảng 3-4 cái là sau này em bé sẽ không bị đi tướt hoặc có vấn đề về đường tiêu hóa. 

3. Mẹo để mọc răng không sốt

Các mẹ áp dụng cách lấy giá đỗ với hẹ khua vào miệng bé lúc còn đc 3 tháng 10 ngày, khi khua nhớ nói” răng mọc như giá, mọc răng không sốt”. Cách làm dân gian này được ông bà ta áp dụng từ rất lâu rồi. 

4. Mẹo để sữa mẹ thơm 

Để sữa thơm thì các mẹ đun sôi ít nước với 7 cái lá mít (con trai) hoặc 9 lá mít (con gái), rồi dùng lược nhúng vào nước lá mít, vuốt xuôi lên bầu ngực lúc mới sinh. Cách làm dân gian này khiến cho sữa mẹ có mùi thơm phức chứ không hôi hoặc gây gây khó chịu. 

5. Mẹo gọi sữa về nhanh sau khi sinh 

Các mẹ mua rượu rắng và men, trộn hai hỗn hợp đó với nhau cho thật mềm. Sau đó đắp xung quanh ngực trong vòng 20 phút hoặc mát xa ngực trong 15 phút. Men và rượu nóng sẽ nhanh chóng hút các tia sữa về, đồng thời sữa sẽ chín và thơm

6. Mẹo để em bé ít đau bụng 

Để bụng bé khỏe thì khi bé vừa rụng rốn các mẹ lấy dầu dừa thêm vào 1 ít phèn chua đã nướng giã nát sau đó lấy miếng bông gòn cắt nhỏ hình vuông , thấm hỗn hợp đó và đắp lên rốn bé, đến khi nào miếng gạc đó khô thì bỏ đi. Mẹo này chỉ cần làm một lần bé sẽ không đau bụng vặt

7. Mẹo chữa khóc dạ đề

* Dùng lá trầu không đặt lên bếp hơ cho ấm, ấp vào rốn bé, rồi bế vào lòng, ấp bụng con vào bụng mẹ, để hơi ấm của mẹ truyền sang cho con, một lát sau trẻ sẽ đỡ khóc và ngủ yên. Có tác dụng rất tốt đối với trường hợp trẻ khóc đêm thuộc dạng tỳ vị hư hàn.

* Dùng 7 - 9 hạt bìm bìm, giã nát, trộn với nước ấm thành bột nhão. Trước khi cho trẻ nằm ngủ, lấy bột thuốc đắp lên rốn, dùng băng dính cố định lại. Thích hợp với tất cả các dạng trẻ nhỏ khóc dạ đề. Nếu không kiếm được hạt bìm bìm ở quanh nhà, có thể mua ở cửa hàng Đông dược.

* Tại những nơi nuôi tằm, nên nhặt lấy những con tằm tự nhiên bị chết cứng (do bị nhiễm một loại khuẩn), cong queo, màu trắng nhờ hay hơi lốm đốm trắng, đem sấy khô, cất vào lọ nút kín dùng dần. Dân gian gọi loại tằm đó là “tằm vôi”, Đông y gọi là “bạch cương tàm”, “cương tàm”, “cương trùng”, “thiên trùng”…

Khi trẻ mắc chứng khóc đêm, trước khi đi ngủ, lấy mấy con tằm, cho vào bát giã nát, hòa với chút rượu, hơ cho ấm, đắp vào hai gan bàn chân của trẻ, rồi dùng băng hoặc băng dính cố định lại. Thích hợp với tất cả các dạng trẻ nhỏ khóc dạ đề.

8. Mẹo làm sạch lưỡi bé

Cách làm sạch lưỡi bé hiệu quả mà tớ đã áp dụng là dùng rau ngót xay lấy nước cốt, cho thêm ít mật ong đã hấp chín. Chấm nước này vào miệng bé bằng cái tăm bông ngoáy tai. Làm cách này miệng và lưỡi bé sẽ rất sạch, không còn rớt dãi. 

9. Mẹo chữa bé bị trớ

Nếu bé bị trớ (nhưng không thường xuyên hoặc không phải do bị trào ngược dạ dày), mẹ tìm đọt tre đun nước cho bé uống. Theo dân gian thì con trai 7 đọt, con gái 9 đọt đun sôi để nguội cho bé uống thay nước lọc. 

10. Mẹo chữa bé bị rôm sẩy

Khi bé bị rôm sảy, mẹ lấy mướp đắng (khổ qua) hoặc lá kinh giới giã nhuyễn lấy nước tắm cho bé.

11. Mẹo chữa cảm cúm, hắt xì

Nếu bé mới bị cảm cúm, hắt xì nhiều, nước mũi trắng trong thì các mẹ nướng tỏi cho bé ăn. Đối với bé sơ sinh thì nên nướng chín tỏi, ép nước và hòa lẫn với nước uống. Còn đối với bé đã lớn thì nướng 1 - 2 tép tỏi nhỏ cho bé ăn sống. Tỏi nướng rất ngọt và thơm nên các mẹ không tỏi cay hoặc sợ bé không ăn được. 

12. Mẹo chữa táo bón 

Theo kinh nghiệm dân gian, khi bé bị táo bón thì bẻ ngọn của cây rau mùng tơi,tước phần vỏ ngoài,xong từ từ và nhẹ nhàng đẩy cho đọt mùng tơi đi vào hậu môn của bé, rồi lấy ra,đẩy vô, lặp đi lặp lại vài lần các mẹ sẽ thấy hiệu quả.

13. Bé đi tiêm phòng về không sốt

* Trước hôm đi tiêm các mẹ nhớ mua rau tía tô về, rửa sạch, ăn khoảng chục ngọn, rồi cho con bú. Chất kháng sinh tự nhiên có trong tía tô sẽ giúp bé không bị sốt tẹo nào. Bé nào dùng sữa ngoài thì mẹ có thể giã lá tía tô hòa với nước ấm rồi cho bé uống.

* Sau khi tiêm lấy bông mà các cô để ở chỗ tiêm day day cho đến khi khô, sau đó chườm lạnh – bằng cách mang theo sẵn khăn lạnh cất trong túi giữ lạnh (túi bảo quản sữa). Dán 1 miếng dán hạ sốt (bán ở các tiệm thuốc tây) vào chỗ tiêm, bé sẽ không đau mà giảm được sốt, không quấy khóc. 

14. Mẹo để lông mày đẹp 

Muốn lông mày mọc dài và cong vút thì khi mới đẻ con về còn chưa đầy tháng,các mẹ mua lá trầu không rồi ngắt lấy cuống lá và lấy nhựa bôi vẽ lên hình dáng lông mày. Các cụ cho rằng lông mày sẽ mọc theo đường cong đó nên rất đẹp.

Ngoài ra, nếu không dùng cuống lá trầu thì có thể dùng cỏ nhọ nồi vẽ hình lông mày cho con khi ở trong tháng. Tích cực vẽ mày bằng cỏ nhọ nồi cũng khiến nó đậm, gọn gàng, nhanh dài và có hình cong như vẽ.

15. Mẹo cho bé có làn da trắng mịn 

Muốn bé có làn da mịn và trắng hồng, khi được 6 tháng tuổi, các mẹ có thể cho con uống nước dừa. Lúc mới bắt đầu cho con làm quen với nước dừa mỗi ngày chỉ nên cho uống 2 – 3 thìa cà phê, cách một ngày lại uống một lần, rồi sau đó tăng dần cả về mật độ và số lượng.

Nước dừa nên uống vào ban ngày và chọn loại nước dừa tươi mới bổ ra khỏi quả dừa. Không nên cho bé uống nước dừa để ở ngoài quá 10 phút và tuyệt đối không uống nước dừa để tủ lạnh. 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top