Aa

Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào dành giải “Nobel kiến trúc” châu Á

Chủ Nhật, 13/11/2016 - 06:01

Lần đầu tiên Việt Nam có kiến trúc sư dành được Giải thưởng SIA - Getz Architecture 2016.

Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào vừa trở thành kiến trúc sư đầu tiên của Việt Nam giành được Giải thưởng SIA - Getz cho kiến trúc sư nổi bật ở châu Á năm 2016 với cụm công trình xã hội, cộng đồng mà anh cùng các cộng sự thực hiện trong 10 năm trở lại đây.

Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào

Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào

Đến với cuộc thi, ngoài việc được một nhân vật uy tín đề cử, hồ sơ của kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào còn có 5 công trình cùng lời thuyết trình ý tưởng các công trình kiến trúc tiêu biểu theo triết lý hạnh phúc, đậm tính cộng đồng, đó là Trung tâm hạnh phúc Bhutan, trường học Lũng Luông (Thái Nguyên), nhà cộng đồng Suối Rè (Hòa Bình), nhà cộng đồng Cẩm Thanh (Hội An, Quảng Bình), nhà nông thôn mới ở Hà Giang.

Tất cả các công trình kiến trúc của KTS Hoàng Thúc Hào đều mang tính cộng đồng, kiến trúc xanh, phát triển bền vững. Dành cho những người dân vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kém phát triển.

Trường tiểu học Lũng Luông (Thái Nguyên)

Trường tiểu học Lũng Luông (Thái Nguyên)

Đặc biệt, kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào được TS Nirmal Kishnani, chuyên gia về kiến trúc xanh, giảng viên cao cấp tại Khoa Kiến trúc, ĐH Quốc gia Singapore, Tổng biên tập tạp chí Future Arc viết trong thư đề cử: "Ngôn ngữ thiết kế của Hoàng Thúc Hào rất giản dị những luôn ẩn chứa sự cách tân về công nghệ và kỹ thuật, nâng cao giá trị trải nghiệm trong mỗi công trình. Hoàng Thúc Hào đã hợp nhất ý tưởng về hình thức và sự gắn kết với cộng đồng thành quan điểm “kiến trúc hạnh phúc”, được coi là nguyên lý cốt lõi trong các công trình kiến trúc của anh: vì hạnh phúc của con người…" 

Nhà cộng đồng Tả Phìn

Nhà cộng đồng Tả Phìn

Giải thưởng SIA Getz Architecture do Viện Kiến trúc sư Singapore (SIA) và Getz Bros & Co. (Singapore) lập ra từ năm 2005, xét và trao giải mỗi 2 năm một lần. Giải thưởng vinh danh những cá nhân có đóng góp nổi bật cho sự tiến bộ của nền kiến trúc châu Á, đáp ứng những phát triển trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây được coi là giải “Nobel” trong lĩnh vực kiến trúc.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top