Gió đảo chiều, vùng đất "bị lãng quên" trở mình, chiếm thế thượng phong

Thứ Năm, 20/10/2016 - 14:10

Trong bối cảnh hạ tầng Thủ đô ngày càng phát triển, rất nhiều khách hàng đã phải gác lại giấc mơ sở hữu một căn hộ chung cư giữa lòng thành phố để “di dời tham vọng” đó ra ngoại vi Hà Nội. Cũng vì thế mà các khu đất vốn tưởng đã bị lãng quên nay lại trở thành "miếng mồi" béo bở trong mắt chủ đầu tư và khách mua nhà.

Nội đô thất thế?

Nếu như trước đây, hầu hết khách hàng đều nuôi tham vọng sở hữu một dự án nhà ở "vùng lõi" thì thời điểm hiện tại, từ những bài học “nhãn tiền” thấm thía của những người mua trước, nhiều người mua đã không còn mặn mà với các sản phẩm BĐS nội đô mà lại có xu hướng “di dời tham vọng” đó ra ngoại vi Hà Nội.  

Nhiều khách hàng lắc đầu khi được hỏi về lựa chọn mua nhà nội đô.

Nhiều khách hàng lắc đầu khi được hỏi về lựa chọn mua nhà nội đô. Ảnh minh họa.

Đủ tiềm lực tài chính, ông Hoàng Văn Côi (Đông Anh, Hà Nội) muốn mua chung cư cho con cái tiện đi học, đi làm nhưng ông Côi vẫn chưa thôi ám ảnh về một Hà “lội” sau sự kiện “hễ mưa là ngập” vừa qua. “Tình trạng “bà hỏa” bất ngờ ghé thăm một số chung cư cao tầng thời gian gần đây cũng khiến tôi phân vân nhiều”, ông Côi lắc đầu.

Không riêng ông Côi, nhiều khách hàng chấp nhận ở xa trung tâm Hà Nội để không phải ngày ngày vật lộn với cảnh tắc đường giờ cao điểm. Anh Nguyễn Minh Tuấn (33 tuổi, dự định mua nhà cho gia đình sinh sống) chia sẻ: “Tiền mua nhà thì đủ rồi nhưng tôi sẽ không chọn mua chung cư trong trung tâm. Chỉ riêng thấy cảnh đoàn xe chen chúc nhau ở các trục đường Tôn Thất Tùng – Trường Chinh, Nguyễn Xiển – Cầu Dậu, Nguyễn Trãi thôi là đã thấy không sống nổi rồi”.

Chị Nguyễn Thị Huệ (35 tuổi) còn hài hước: “Chủ đầu tư cam kết chỉ cần chi trung bình 2,3 tỷ đồng thì BĐS khách hàng mua được sẽ được xếp vào BĐS cao cấp. Nhưng nếu “thụ hưởng” giá trị của BĐS cao cấp theo cách hàng ngày hít khói bụi, vã mồ hôi để di chuyển một khoảng cách chỉ vài kilomet từ nhà đến chỗ làm thì quả thực chúng tôi không dám “hưởng thụ””.

Trên thực tế, khi các điểm nóng về ùn tắc giao thông trong nội đô đang “tỉnh giấc” trở lại sau một thời gian được “ru ngủ” tạm thời thì cùng lúc này hàng loạt dự án, tòa cao ốc chọc trời vây “4 phương 8 hướng” quanh Hà Nội cũng đang được rục rịch thi công, rục rịch hoàn thiện gấp rút những hạng mục cuối cùng để ra mắt thị trường vào thời gian tới. Thực tế này càng khiến khách mua hàng ái ngại khi lựa chọn các sản phẩm BĐS ở khu vực trung tâm thành phố.

Gió đảo chiều

Khi người mua “lắc đầu” với nhiều dự án nhà ở nội thành thì cơ hội ắt hẳn sẽ đến với thị trường BĐS ngoại vi.

Ở các cửa ngõ phía Tây hay phía Đông Hà Nội, lực hút của những không gian sống sắp thành hình (ở các dự án nhà ở thương mại) đang lên tới cực điểm. Nhất là sau khi hàng loạt đồ án hạ tầng được thực thi như: đường trên cao nối liền từ cầu Thanh Trì tới Mai Dịch; tuyến Metro Nhổn – Ga Hà Nội đang trong giai đoạn triển khai và hoàn thiện và các tuyến QL32; Đại lộ Thăng Long – Hòa Lạc; Lê Đức Thọ – Lê Quang Đạo…

Hay bên kia sông Hồng, hàng hoạt cây cầu được bắc qua đã thúc đẩy nhanh chóng bộ mặt phát triển đô thị,  cũng như lượng lớn dự án mọc lên đáp ứng nhu cầu của người dân.

Mặc dù thời điểm này mới thực sự nóng lên nhưng những nhà đầu tư "nhìn xa trông rộng" đã âm thầm đổ bộ vào khu vực phía Bắc sông Hồng cách đây cả gần chục năm. Các đại gia BĐS trong và ngoài nước như Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội, Công ty Berjaya Leisure Ltd (Malaysia)... đã đầu tư ở những vị trí đắc địa nhất. Những cái tên như Thạch Bàn Garden City, Khu đô thị mới Việt Hưng, Đặng Xá, Sài Đồng... lâu nay đã được người ta nhắc tới như những địa chỉ hấp dẫn đầu tư.

Cùng với quá trình đô thị hóa cấp tập, khu vực phía Tây và một phần khu vực Hà Đông đang cuốn hút ngày càng nhiều cư dân thành thị có thu nhập khá dịch chuyển về đây.

Cùng với quá trình đô thị hóa cấp tập, khu vực phía Tây và một phần khu vực Hà Đông đang cuốn hút ngày càng nhiều cư dân thành thị có thu nhập khá dịch chuyển về đây.

Những động thái này cho thấy, sau một thời gian dài im hơi lặng tiếng, miền đất bị "lãng quên" này bắt đầu... chuyển mình, thu hút sự quan tâm chú ý của giới đầu tư.

Ấn tượng hơn cả vẫn là Hà Đông, một “trung tâm kinh tế – đô thị” mới của Hà Nội thành hình ít năm qua.

Nhiều năm trước, Hà Đông chỉ được nhớ tới với ấn tượng là một “vùng sâu - vùng xa” ngay sát phố thị Hà thành. Nhưng ở thời điểm hiện tại, Hà Đông đã được khoác “tấm áo mới” với “phụ kiện, trang sức” là trục đường liên kết Lê Văn Lương kéo dài mặt cắt 6 làn xe, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông đang xây dựng và chuẩn bị vận hành đầu năm 2017… cùng hàng loạt tiện ích giao thông, cơ sở hạ tầng đồng bộ. Tất cả tạo nên một đầu tàu phát triển năng động bậc nhất trong kinh tế vùng Thủ đô.

Cùng với quá trình đô thị hóa cấp tập, khu vực phía Tây Hà Nội và một phần khu vực Hà Đông đang thu hút ngày càng nhiều cư dân thành thị có thu nhập khá dịch chuyển về đây. Điều may mắn là ở hai địa bàn này, thị trường đang ghi nhận quỹ đất dồi dào, không gian quy hoạch kiến trúc hợp lý đã sẵn sàng với hàng loạt dự án được ghi danh nhiều năm qua.

Công bằng mà nói, không thể phủ nhận giá trị của BĐS "vùng lõi" nhưng rõ ràng, khu vực Tây, Đông Hà Nội đã chứng minh được các lợi thế vượt trội về địa lý, quy hoạch, hạ tầng, môi trường đầu tư thông qua sự xuất hiện của hàng loạt dự án “khủng” thời gian qua.

Mặc dù cũng có ý kiến cho rằng, thị trường BĐS Hà Đông đang tạo áp lực lên hệ thống cơ sở hạ tầng tại đây, nguyên do là ở trục đường Tố Hữu – Khuất Duy Tiến, đoạn Trần Phú di chuyển về phía chợ Phùng Khoang thường xuyên xảy ra tình trạng tắc nghẽn trầm trọng trong khung giờ cao điểm. Trong khi hàng loạt dự án BĐS vẫn đang trong quá trình thành hình để ra mắt thị trường.

Thế nhưng, nếu đặt trong tổng thể bao quát mạng lưới giao thông quận Hà Đông thì đây vẫn là nơi mà đa phần cư dân nội đô ao ước. Bởi lẽ, không gian quy hoạch tại khu vực ngoại vi vẫn còn đủ để nhà quản lý thực hiện các quyết sách nâng cấp hạ tầng.

Nếu so sánh điều này với khu vực nội đô thì việc nâng cấp, mở rộng đường giao thông tại các tuyến đường như Nguyễn Trãi, Thái Hà, Vũ Trọng Phụng… sẽ khó hơn gấp nhiều lần do mật độ dân cư lớn, giá trị BĐS tăng cao, kéo theo công tác giải phóng mặt bằng có nhiều phức tạp.