Aa

Bất động sản 24h: Đã đến lúc nhà đất trở về giá trị thật?

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Năm, 07/07/2022 - 10:30

Đã đến lúc nhà đất trở về giá trị thật?; Gia tăng thách thức cho thị trường bất động sản khi lãi suất tăng... là những tin tức bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Đã đến lúc nhà đất trở về giá trị thật?

Giá nhà đất tại thời điểm hiện tại đã bị đẩy lên quá cao, nguyên nhân chủ yếu do phần lớn người mua đều với mục đích đầu tư, đầu cơ mong làm giàu nhanh từ bất động sản. Động thái siết van tín dụng của ngân hàng là cần thiết, giúp giá nhà đất trở về đúng giá trị thật, mở ra cơ hội mua nhà cho nhiều người.

Hơn 7 năm trước, anh Duy (quê Quảng Nam) vào thuê trọ ở một khu nhà tại quận 9 (nay là TP. Thủ Đức). Gần chỗ trọ, một dự án với cả nghìn nền đất đã được đầu tư đường xá, hệ thống điện nước đầy đủ nhưng không một bóng nhà. Giá bán dự án thời điểm đó chỉ tầm 13 - 15 triệu đồng/m2.

Hiện nay, giá bán đã lên khoảng 70 triệu đồng/m2 nhưng phần lớn khu đất vẫn không có người về ở. Quanh năm chỉ để cho cỏ mọc um tùm, thành nơi chăn thả trâu bò. Trong khi hệ thống hạ tầng, điện nước đã bị cũ, hư hỏng, cỏ dại xâm lấn.

Thỉnh thoảng, có những nhóm người ăn vận sang chảnh đi ô tô đến ngắm nghía rồi lại đi. Sau những lần như vậy thì đất lại được sang chủ mới và giá bán cũng nhảy lên thêm một nấc.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường nhà ở nửa đầu năm 2022: Nhà ở giá rẻ, bình dân tiếp tục “vắng bóng”

Một kịch bản lặp lại trong nửa đầu năm 2022 của thị trường nhà ở Hà Nội là sự khan hiếm trầm trọng nhà giá rẻ, bình dân trong khi phân khúc cao cấp vẫn sáng. Bên cạnh đó, giá bán nhà ở cũng liên tục leo thang.

Sự thực là nhà giá rẻ đã gần như biến mất trên thị trường. (Ảnh minh họa)

Trong khoảng chục năm trung thành với kịch bản khan hiếm, thị trường nhà giá rẻ từng được hy vọng có sự chuyển biến khi vào quãng những năm 2016 - 2017, một số ông lớn công bố sẽ xây nhà giá rẻ. Thế nhưng lợi nhuận thấp khiến nhà giá rẻ chưa bao giờ là địa hạt màu mỡ để các chủ đầu tư bất động sản đổ vốn. Sự thực là nhà giá rẻ đã gần như biến mất trên thị trường. Báo cáo thị trường của các đơn vị nghiên cứu đều nêu bật thực trạng này khi nguồn cung căn hộ giá rẻ, bình dân vô cùng ít ỏi hoặc tập trung chủ yếu ở khu vực vùng ven.

Theo báo cáo “Tiêu điểm thị trường bất động sản” mới được CBRE Việt Nam công bố, trong 6 tháng đầu năm 2022, tại Hà Nội có khoảng 8.200 căn hộ chung cư mở bán mới ra thị trường. Đáng chú ý là số lượng căn hộ cao cấp ở Hà Nội chiếm 55% tổng nguồn cung mới. Đây cũng là tỷ trọng cao nhất của phân khúc này tại Thủ đô kể từ năm 2011 đến nay.

Giá bán trên thị trường sơ cấp cũng được ghi nhận trung bình ở mức 1.872 USD/m² (chưa bao gồm VAT và phí bảo trì), cao hơn 27% so với mức giá cùng kỳ năm 2021. Bên cạnh đó, theo khảo sát của CBRE Việt Nam, các dự án cao cấp, hạng sang mở bán ở khu vực quận Tây Hồ, Đống Đa cũng góp phần nâng mặt bằng giá bán sơ cấp trong quý II/2022.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Chiêm ngưỡng ngôi nhà mô phỏng khu nghỉ dưỡng nhiệt đới độc đáo

Căn nhà 3 tầng ở TP. Thủ Dầu Một mang đến bầu không khí của một khu nghỉ dưỡng với đầy đủ tiện nghi, nơi mọi người có thể hòa mình vào thiên nhiên, đón ánh nắng mặt trời và dành thời gian bên gia đình.

Lấy cảm hứng từ lối kiến trúc đặc trưng của vùng Địa Trung Hải, các kiến trúc sư đã khéo léo lồng ghép những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới vào khắp ngôi nhà như gam màu trung tính, mái vòm và cả những mảng xanh vừa đủ. Hơn nữa, nhà hướng Đông nên có thể đón nắng, lấy ánh sáng tự nhiên vào từng ngóc ngách. Ngôi nhà gồm có 3 tầng, mỗi tầng đều được thiết kế mang những tính năng riêng biệt với nội thất tiện nghi và hiện đại.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Phát triển đô thị ven sông bền vững, có bản sắc: Xu hướng, thực trạng và giải pháp

Phát triển đô thị ven sông là xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong xu thế này, Việt Nam cũng có không ít lợi thế, tuy nhiên việc hình thành các đô thị ven sông sẽ còn nhiều vấn đề cần bàn luận.

Dòng sông luôn giữ một vị trí quan trọng trong tiến trình hình thành và phát triển các đô thị. (Ảnh sưu tầm)

Nhìn lại lịch sử đô thị thế giới, sông là điều kiện thuận lợi để quần cư/tụ cư, từ chỗ là nguồn nước để làm nông và sinh hoạt đã hình thành những điểm dân cư nông thôn rồi là tuyến giao thông - thương mại để phát triển các điểm dân cư đô thị. Vì vậy, dòng sông là cội nguồn tạo ra đô thị, đáp ứng nhu cầu: Cấp thoát nước, giao thông vận tải, phòng vệ. Ở chiều ngược lại, đô thị cũng mang lại cho dòng sông một diện mạo văn hóa khác biệt, phản ánh bản sắc riêng. Nói cách khác là cách con người ứng xử với sông sẽ phản ánh bản sắc và văn hóa đô thị.

Đến ngày nay, các dự án bất động sản ven sông đang ngày càng trở nên hấp dẫn nhà đầu tư ở phân khúc giải trí, khách sạn và nhà ở với nhiều ý tưởng độc đáo, khác biệt so với trước đây. Bởi trong không gian đô thị hiện đại, hướng nhìn ra sông hoặc bến cảng tạo cảm giác cởi mở và kết nối với thế giới tự nhiên là một điểm bán hàng thu hút khách hàng. Mặt khác, cả người mua để ở lẫn nhà đầu tư đều bị thu hút bởi các vị trí ven sông có tầm nhìn mở rộng và phong cách sống thích hợp cho nghỉ dưỡng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Gia tăng thách thức cho thị trường bất động sản khi lãi suất tăng

Thị trường bất động sản đang đối mặt với nhiều áp lực khi nguồn cung khan hiếm do nhiều dự án bị vướng thủ tục pháp lý chưa thể triển khai thì một số biện pháp kiểm soát dòng vốn của cơ quan quản lý đang khiến thị trường chững lại, thanh khoản suy yếu. Bên cạnh đó, thực trạng tăng lãi suất cho vay cận kề cũng sẽ ảnh hưởng tới thị trường, đặc biệt là nhu cầu vay để mua nhà.

Năm 2021, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần điều chỉnh lãi suất theo hướng giảm, để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi và phát triển kinh tế. Trước sự điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước, bình quân lãi suất cho vay trong giai đoạn cuối năm 2021 chỉ trong khoảng trên dưới 5%/năm, đây được đánh giá là mức lãi suất thấp nhất trong vòng 10 năm qua.

Gần đây, một số ngân hàng thương mại đã đồng loạt tăng mạnh lãi suất huy động. Đơn cử, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) tăng mạnh lãi suất huy động tiền đồng từ 0,6 - 0,9%/năm. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) điều chỉnh tăng 0,2%/năm cho hầu hết các kỳ hạn ở cả hai hình thức gửi tại quầy và online.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top