Aa

Bất động sản 24h: Nhà đất cắt cơn sốt, nhà đầu tư cần có tầm nhìn dài hạn

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Hai, 05/09/2022 - 11:13

Nhà đất cắt cơn sốt, nhà đầu tư cần có tầm nhìn dài hạn; Giá nhà vẫn neo ở mức cao, có nên mua ngay lúc này?... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Nhà đất cắt cơn sốt, nhà đầu tư cần có tầm nhìn dài hạn

Theo VNDirect, nhu cầu bất động sản có thể gặp nhiều thách thức hơn trong nửa cuối 2022 do lạm phát chi phí đẩy (chi phí sản xuất tăng), lãi suất gia tăng và tín dụng hạn chế, cùng với đó đà tăng giá bất động sản sẽ hạ nhiệt.

Đây là đánh giá được đưa ra tại báo cáo phân tích ngành bất động sản nhà ở mới nhất của Công ty Chứng khoán VNDirect.

Báo cáo cho thấy lượng tiêu thụ phục hồi mạnh ở cả TP.HCM và Hà Nội trong 6 tháng đầu năm, do lượng mở bán mới tăng mạnh, trong khi giá bán hạ nhiệt.

Cụ thể, tại TP.HCM, theo CBRE, nguồn cung căn hộ mới tại TP.HCM trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng vọt 189% so với cùng kỳ lên 16.412 căn từ 13 dự án mở bán mới, số lượng tiêu thụ tăng 70% so với cùng kỳ lên 12.506 căn, tương đương giai đoạn 2018 - 2019.

Tuy nhiên, tỷ lệ hấp thụ trong nửa đầu năm đạt 76%, thấp hơn nhiều so với mức 100 - 130% trong giai đoạn 2018 - 2019 do tín dụng hạn chế, lãi suất tăng và nguồn cung mới chủ yếu từ phân khúc cao cấp vốn có tỷ lệ hấp thụ thấp hơn.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ba nhóm giải pháp khơi thông dòng vốn và ổn định thị trường bất động sản

Đóng góp khoảng 7 - 8% GDP cả nước và kết nối, lan tỏa với hơn 35 ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế, tạo hàng triệu việc làm cho xã hội và đang đứng trước nhiều cơ hội đầu tư mới trong năm 2022, song thị trường bất động sản đang có dấu hiệu bị “co ngót” do thiếu hụt vốn đầu tư.

Dòng vốn đầu tư vào thị trường bất động sản (BĐS) rất đa dạng, gồm nguồn vốn tự có, tự tích lũy của các tổ chức, cá nhân và vay từ tổ chức tín dụng, vốn FDI, vốn huy động từ thị trường quốc tế thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp (DN) hoặc vay các tổ chức nước ngoài, huy động từ thị trường chứng khoán (TTCK), từ phát hành trái phiếu DN… Trong đó, nguồn vốn tín dụng từ hệ thống tổ chức tín dụng và vốn huy động trên TTCK là hai nguồn vốn trọng yếu. Tuy nhiên, trong năm 2022 dòng vốn từ hai nguồn này đều chịu áp lực bị kiểm soát chặt chẽ hoặc khó tiếp cận hơn.

Theo thông báo ngày 30/7/2022 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến tháng 6/2022, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS trên cả nước đạt hơn 2,36 triệu tỷ đồng, tăng 14,07% so với cuối năm 2021, chiếm 20,74% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống (cùng kỳ năm 2021 tăng 8,2%, chiếm 19,9%); trong đó tín dụng đối với BĐS kinh doanh tăng 8,19%, chiếm 33%; tín dụng BĐS phục vụ mục đích tự sử dụng tăng 17,2%, chiếm 67% dư nợ tín dụng lĩnh vực BĐS. Nợ xấu lĩnh vực BĐS khoảng 36,4 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với 31/12/2021, tỷ lệ nợ xấu là 1,54% (năm 2021 là 1,67%).

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đất nền ở Sóc Trăng rớt giá mạnh vẫn vắng khách mua

Sau 2 năm sốt giá, thị trường bất động sản ở Sóc Trăng đang khá ảm đạm. Các chủ đầu tư cho biết khách hàng đã hết tiền, trong khi ngân hàng hạn chế cho vay.

Hai tuần qua, người dân Sóc Trăng không còn thấy các nhóm môi giới bất động sản đưa khách ngoài tỉnh đi xem đất dọc theo đường từ TP. Sóc Trăng về cảng cá Trần Đề hoặc tuyến tôm - lúa vùng 6 xã của huyện Mỹ Xuyên. Những tấm bảng có nội dung bán đất nền, đất ruộng hoặc “đất ngộp” đã được tháo gỡ khỏi những khu đất vắng người.

Một năm trước, khi dịch Covid-19 được kiểm soát thì giới đầu cơ bất động sản liên tục đổ về tuyến đường tỉnh 934B ở Sóc Trăng để xem đất. Giá đất ruộng dọc theo tuyến đường này cũng tăng dần từ khi cầu Mạc Đĩnh Chi vượt sông Maspéro được hợp long, nối liền TP. Sóc Trăng với huyện Trần Đề - nơi được quy hoạch cảng nước sâu và là điểm cuối của cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

Những tuyến đường sốt giá đất một thời tại Sóc Trăng nay chỉ còn là dĩ vãng. Hai bên đường tỉnh 934B cỏ mọc um tùm, trạm xăng và một số nền đất được sang lấp dang dở cũng không có người ghé thăm.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hiểu tường tận về “hài hòa lợi ích” và “công bằng xã hội” trong thu hồi đất

Nhìn từ Nghị quyết số 18-NQ/TW thì “hài hòa lợi ích” và “công bằng xã hội” sẽ là những mục tiêu trọng tâm trong sửa đổi Luật Đất đai vào năm 2023, đặc biệt là trong chính sách thu hồi đất để thực hiện dự án. Nhưng hiểu thế nào cho đúng về hài hòa lợi ích trong thu hồi đất, phải chăng là phải đặt quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi lên trên hết thảy?

Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” (Nghị quyết 18) mà trong đó “hài hòa lợi ích” và “công bằng xã hội” là trọng tâm của chính sách.

Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia. (Ảnh minh họa: Báo Chính phủ)

Theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương vừa ban hành về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” (Nghị quyết 18), “hài hòa lợi ích” và “công bằng xã hội” là những yêu cầu được đặt lên hàng đầu. Nguyên tắc “hài hòa lợi ích” và “công bằng xã hội” cũng cần được thể chế hóa, “thổi hồn” vào Luật Đất đai sửa đổi (đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường đăng tải lấy ý kiến góp ý).

Chẳng hạn Nghị quyết 18 đặt ra yêu cầu hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính về đất đai để “bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư”; “Đất đai là nguồn lực to lớn cần được phát huy, quản lý và sử dụng có hiệu quả, bền vững, bảo đảm công bằng xã hội”.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Giá nhà vẫn neo ở mức cao, có nên mua ngay lúc này?

Giá chung cư vẫn đang tiếp tục tăng cao trong thời gian qua, chuyên gia bất động sản nhận định số lượng dự án có mức giá tốt, vị trí thuận lợi và chất lượng cao tiếp tục khan hiếm. Điều này khiến người có nhu cầu mua nhà phân vân có nên mua luôn hay chờ thêm.

Suốt 3 tháng nay, anh Hoàng (Hà Đông, Hà Nội) liên tục đi khảo sát giá nhà ở các dự án từ tái định cư, chung cư cũ đã bàn giao khoảng 3 - 5 năm trở lại đây, nhưng vẫn chưa tìm được căn hộ ưng ý. Sau quá trình khảo sát, anh Hoàng nhận thấy, giá chung cư liên tục tăng trong những tháng gần đây.

"Mới chỉ khoảng chưa đầy 2 tháng, có những căn hộ giá rao bán đã tăng 10%. Bây giờ, tôi vẫn chưa biết có nên mua chung cư thời điểm này hay không vì giá đang ở mức cao và giá chung cư tiếp tục tăng không có dấu hiệu giảm. Tôi lo ngại nếu không mua thời điểm này giá chung cư sẽ còn tăng tiếp và lúc đó chờ không biết khi nào mới giảm đúng mức tài chính ban đầu tôi dự tính mua", anh Hoàng giãi bày.

Cũng như anh Hoàng, anh Nguyễn Sơn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) khi đang phân vân có nên mua chung cư thời điểm này không thì sau khi khảo sát lại một loạt dự án chung cư cách đây hơn 1 tháng anh có hỏi giá. Tuy nhiên, anh Sơn phải bất ngờ vì các dự án chị hỏi giá chung cư tiếp tục tăng nhẹ.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top