Aa

Bất động sản 24h: "Sốt đất" ảo và đầu cơ bất động sản có dấu hiệu quay trở lại

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Tư, 09/03/2022 - 10:34

"Sốt đất" ảo và đầu cơ bất động sản có dấu hiệu quay trở lại; TP.HCM đề xuất gỡ vướng trong cải tạo chung cư cũ, Bộ Xây dựng nói gì?... là những thông tin bất động sản nổi bật trong 24h qua.

"Sốt đất" ảo và đầu cơ bất động sản có dấu hiệu quay trở lại

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, hiện tượng sốt ảo giá đất đi đôi với hoạt động đầu cơ đã có dấu hiệu quay trở lại ngay trong hai tháng đầu năm 2022 và cần được các địa phương quan tâm, xử lý quyết liệt, kịp thời.

Theo HoREA, trong năm 2022, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ chịu tác động trực tiếp từ các bất ổn địa chính trị và tranh chấp thương mại quốc tế, do nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu.

Ngoài ra, bất động sản cũng phải chịu rủi ro từ vấn đề lạm phát và chỉ số CPI tăng cao. HoREA phân tích, các tác động khó lường từ bên ngoài và gói kích thích kinh tế, hỗ trợ an sinh xã hội giá trị hơn 350 nghìn tỷ đồng cũng gây ra rủi ro tiềm ẩn làm gia tăng lạm phát, tăng chỉ số CPI cao hơn mức mục tiêu trong năm 2022.

Tuy nhiên, việc phần lớn gói kích thích kinh tế dùng để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng, trong đó có khoảng 15.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội và hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân lao động đã hạn chế "rủi ro" nguy cơ lạm phát.

Xem thông tin chi tiết tại đây

TP.HCM đề xuất gỡ vướng trong cải tạo chung cư cũ, Bộ Xây dựng nói gì?

Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời UBND TP.HCM về một số đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư tại TP.HCM.

Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri TP.HCM gửi tới Quốc hội Khóa XV do Văn phòng Chính phủ gửi kèm văn bản số 580/VPCP-QHĐP ngày 22/01/2022 với nội dung kiến nghị xem xét sửa đổi một số quy phạm pháp luật để tạo điều kiện cho Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh thực hiện công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

Cụ thể, đề nghị xem xét, sửa đổi bổ sung Khoản 3 Điều 110 của Luật Nhà ở 2014 như sau: “Nhà chung cư không thuộc diện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này nhưng được tất cả hai phần ba các chủ sở hữu thống nhất phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư mới thông qua Hội nghị nhà chung cư”.

Chung cư Vĩnh Hội (quận 4, TP.HCM) xuống cấp nhưng đến nay vẫn đang còn trong giai đoạn kêu gọi đầu tư. (Ảnh: Phương Uyên/Diễn đàn doanh nghiệp)

Đề nghị xem xét, sửa đổi bổ sung Khoản 3 Điều 13 Luật Nhà ở 2014 như sau: “Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách miễn, giảm thuế, miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tín dụng dài hạn với lãi suất ưu đãi, các cơ chế ưu đãi tài chính khác và hỗ trợ từ nguồn vốn của nhà nước để thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội; miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định của Chính phủ”.

Về vấn đề này, Bộ Xây dựng đã có công văn 626/BXD-QLN trả lời như sau: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, trong đó đã làm rõ các trường hợp nhà chung cư thuộc diện cải tạo, xây dựng lại theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 110 của Luật Nhà ở 2014.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Cần thận trọng khi xem xét đề xuất đánh thuế nhà và tài sản

Đề xuất đánh thuế bất động sản từ thứ 2 trở đi được cho là nhằm giảm đầu cơ, tăng nguồn thu cho ngân sách, nhưng cần phải tính toán thận trọng đảm bảo quyền lợi của người dân và giúp thị trường minh bạch.

Mới đây, Bộ Tài chính đã có văn bản lấy ý kiến về các chính sách thu thuế bất động sản, bao gồm việc đánh thuế nhà và tài sản nhằm xây dựng đề cương báo cáo rà soát, đánh giá và đề xuất sửa đổi, theo chỉ đạo của Chính phủ.

Thực tế, các mức thuế đang được đề xuất khá tương đồng với cách thức được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Có thể kể đến ở Mỹ, chính quyền sẽ thu thuế rất cao khi bán nhà, hoặc khi sở hữu nhà thứ hai.

Khi đánh thuế bán nhà, Sở Thuế vụ Mỹ phân định rất rạch ròi ranh giới giữa nhà phục vụ sinh hoạt và nhà phục vụ đầu tư. Với thuế bất động sản tính một lần khi mua nhà, mức thuế tuy có sự khác nhau ở mỗi bang nhưng đều không quá 2,35% giá trị nhà.

Tuy nhiên, với một bất động sản chính để phục vụ sinh hoạt (có cách giám sát riêng), chính quyền các bang sẽ thu thuế rất thấp, thậm chí được miễn thuế bán đối với bất động sản có giá trị dưới 250.000 USD của một người Mỹ sở hữu, hoặc bất động sản có giá trị dưới 500.000 USD thuộc sở hữu hộ gia đình.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nhà đầu tư điều chỉnh chiến lược trước biến động mới của thị trường bất động sản

Khi thị trường bất động sản đang chịu tác động từ các yếu tố lạm phát, biến chủng Omicron, tranh chấp thương mại quốc tế… các nhà đầu tư cũng cần cơ cấu lại danh mục đầu tư cho phù hợp.

Trong báo cáo mới đây của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, thị trường bất động sản năm 2022 sẽ chịu tác động.

Thứ nhất, tác động của đại dịch Covid-19. Việt Nam về cơ bản đã kiểm soát được đại dịch Covid-19 với tỷ lệ người được tiêm chủng rất cao và đã sản xuất được thuốc điều trị, giúp cho nền kinh tế và thị trường bất động sản dần phục hồi và tăng trưởng trở lại. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng chuyển sang trạng thái bình thường mới, chủ động thích ứng linh hoạt, sản xuất kinh doanh sống chung an toàn với các biến thể mới như Omicron… 

Đại dịch cũng đã tạo ra áp lực đổi mới toàn diện hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bất động sản, nhất là chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ như thực tại ảo VR, trí tuệ nhân tạo AI, internet kết nối vạn vật, blockchain, làm việc từ xa, qua zoom, xây dựng platform…

Thứ hai, tác động của các bất ổn địa chính trị và tranh chấp thương mại quốc tế. Do nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu nên các bất ổn địa chính trị và tranh chấp thương mại quốc tế, bất ổn trong chuỗi cung ứng đều tác động trực tiếp đến nền kinh tế và thị trường bất động sản.

Thứ ba, tác động của “rủi ro” tiềm ẩn lạm phát, chỉ số CPI tăng cao hơn mức mục tiêu. Dưới các tác động khó lường từ bên ngoài và gói kích thích kinh tế, hỗ trợ an sinh xã hội với giá trị hơn 350 nghìn tỷ đồng cũng gây ra “rủi ro” tiềm ẩn làm gia tăng lạm phát, tăng chỉ số CPI cao hơn mức mục tiêu trong năm 2022. Nhưng, với tỷ trọng phần lớn gói kích thích kinh tế nhằm thực hiện các công trình kết cấu hạ tầng, trong đó có khoảng 15.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội và hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân lao động nên đã hạn chế “rủi ro” nguy cơ lạm phát.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản 2022 có nhiều triển vọng nhờ đầu tư công

Triển vọng thị trường bất động sản trong năm 2022 tiếp tục có nhiều tín hiệu tích cực nhờ vào sự đầu tư rất lớn cho hệ thống hạ tầng và các giải pháp khác mà Chính phủ nỗ lực triển khai.

Tại Báo cáo triển vọng ngành năm 2022 mới công bố, Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) nhìn nhận việc đẩy mạnh đầu tư công - hạ tầng cũng như thu hút FDI trong giai đoạn mới sẽ có những tác động tích cực lên nhóm ngành bất động sản thương mại.

Theo đó, gói kích thích kinh tế, đặc biệt trong đó là gói đầu tư công sẽ là khung sườn cho kế hoạch phục hồi kinh tế của Chính phủ trong giai đoạn 2022 - 2023. Tổng giá trị gói kích thích kinh tế phê duyệt ước khoảng 347.000 tỷ đồng, tương đương chỉ mới chiếm khoảng 4,1% GDP, trong đó gói đầu tư hạ tầng chiếm 1,3% GDP.

BSC đánh giá: Quy mô gói kích thích kinh tế không lớn so với quy mô gói kích thích kinh tế của các nước phát triển (tương đương 25% GDP) hoặc các nước Đông Nam Á (tương đương 15% GDP), tuy nhiên điểm then chốt để đạt được tính hiệu quả tối ưu lại nằm ở yếu tố tốc độ giải ngân nhanh có thể giúp cho doanh nghiệp bước đầu vượt qua khó khăn qua đó hỗ trợ nền kinh tế sớm phục hồi.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top