Aa

Bất động sản 24h: Mệt mỏi “đi tìm giá đúng“ khi chuyển nhượng bất động sản

Thứ Sáu, 20/05/2022 - 10:30

Mệt mỏi "đi tìm giá đúng" khi chuyển nhượng bất động sản; Đất nền giảm nhiệt tại nhiều khu vực là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Mệt mỏi "đi tìm giá đúng" khi chuyển nhượng bất động sản

Ông Nguyễn Hoàng Hải, phó giám đốc một công ty kinh doanh bất động sản tại TP.HCM cho biết, tình trạng kê khai “nhà 2 giá” đã giảm mạnh sau động thái siết lại việc tính thuế giao dịch nhà đất do cả người bán lẫn người mua đều e ngại bị trả hồ sơ yêu cầu kê khai lại giá kèm các thủ tục rườm rà.

Tuy vậy, theo vị này, việc so sánh khung giá thị trường và giá trị chuyển nhượng sẽ xảy ra những trường hợp chưa “khớp” với nhau, gây khó khăn cho người giao dịch bởi giá biến động rất nhanh do chịu tác động của nhiều yếu tố.

Đặc biệt, sau dịch, nhiều trường hợp kẹt tiền, nợ ngân hàng… nên cần bán gấp sẽ chấp nhận bán với giá thấp hơn so với mặt bằng chung hoặc thấp hơn nhiều so với những căn nhà trong cùng khu vực. Với những trường hợp này, nếu máy móc áp dụng giá thị trường sẽ khiến cả người bán lẫn người mua gặp khó, hoạt động chuyển nhượng sẽ bị kéo dài.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đất nền giảm nhiệt tại nhiều khu vực

Tính chung 4 tháng đầu năm, thị trường đất nền khu vực miền Nam có mức độ quan tâm giảm 7%. Cụ thể, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, lượng quan tâm đến đất nền dự án giảm lần lượt 18%, 31%, 30%, 29% và 31%.

Riêng lượng tin đăng và lượt tìm mua ở Dĩ An giảm 13% và 15%. Các chỉ số này của Thuận An cũng giảm lần lượt 3% và 27%. Còn TP. Thủ Dầu Một giảm 16% lượng tin đăng và giảm 31% lượt quan tâm.

Tuy nhiên, mặt bằng giá rao bán đất nền dự án tại một số khu vực xung quanh TP.HCM vẫn ghi nhận tăng trong 4 tháng đầu năm. Trong đó, tăng mạnh nhất là tại ba thành phố của Bình Dương là TP. Dĩ An (41%), Thuận An (21%) và Thủ Dầu Một (19%). Con số này tại quận 12 tăng 7% và tại TP. Thủ Đức tăng 7%.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Du lịch vào mùa, thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tái khởi động

Theo báo cáo từ STR - đơn vị chuyên cung cấp dữ liệu thị trường khách sạn, hiện nay công suất phòng khách sạn tại Việt Nam vẫn chưa đạt được một nửa so với công suất cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, việc nới lỏng các hạn chế đi lại và mở cửa du lịch quốc tế đã giúp nhiều khách sạn trong thành phố cải thiện hoạt động kinh doanh.

Khách sạn và resort tại các địa điểm du lịch nghỉ dưỡng cũng đang trong quá trình hồi phục nhưng chưa ổn định, đặc biệt là tại các địa phương phụ thuộc nhiều vào nguồn khách quốc tế như Đà Nẵng và Nha Trang. Tính đến cuối tháng 3/2022, công suất phòng tại thị trường Việt Nam vẫn dưới mức 20%; giá phòng bình quân vẫn thấp hơn năm 2019 gần 20%.

Còn nhớ, trước dịch Covid-19, Đông Nam Á là một trong những điểm đến du lịch rất được ưa chuộng trên thế giới. Trong đó, Việt Nam nổi lên như một quốc gia có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ cả về thị trường nội địa và quốc tế với 4 năm liên tiếp ghi nhận tốc độ tăng trưởng hai con số (tính đến năm 2019). Tuy nhiên, khi dịch bùng nổ, giới hạn về việc đi lại, giãn cách xã hội và đóng cửa biên giới là những đòn giáng mạnh mẽ đến đà tăng trưởng của ngành du lịch Việt Nam.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nguồn cung và giá bất động sản sẽ ra sao trong thời gian tới?

Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), tháng 4/2022, không có doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu trong khi bất động sản từ trước đến nay luôn thuộc một trong hai nhóm ngành có giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành cao nhất. Điều này chứng tỏ, việc thắt chặt nguồn vốn đổ vào bất động sản, đặc biệt là kênh tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp đang là tín hiệu tương đối rõ ràng đến từ các cơ quan chức năng.

Tuy nhiên, điều đáng nói là việc thắt chặt nguồn vốn này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến diễn biến nguồn cung và giá bất động sản trên thị trường.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Phát triển thị trường vốn cho doanh nghiệp bất động sản: Kinh nghiệm nhìn từ Hoa Kỳ

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam bùng nổ trong 5 năm qua, tăng trưởng bình quân 42%/năm và hiện chiếm khoảng 12% tổng dư nợ, khoảng 15% GDP. Tuy nhiên, trong sự bùng nổ này, những điều căn bản để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh và bền vững vẫn tồn tại nhiều thiếu sót, gây ra những thiệt hại không nhỏ cho nhà đầu tư, trái chủ. Điển hình là một số sự việc gần đây xảy ra trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam.

So với thị trường tại các nước phát triển như Mỹ, những bất cập của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam bao gồm thiếu sót về mặt pháp lý, sự thiếu kiểm soát của các cơ quan quản lý và thiếu hiểu biết của các nhà đầu tư cá nhân.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top