Aa

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê

Thứ Ba, 06/02/2024 - 06:15

Cái rét cuối đông làm cây bàng trơ trụi lá. Chợt thấy một sắc đào thắm, thảng thốt biết là cái Tết đã thấp thoáng đâu đó. Thực ra ngày trước có được bữa cơm no đã là mơ ước, lấy đâu ra đào. Vì vậy ngày Tết báo hiệu bằng những mớ lá dong cổng chợ và nắm mùi già nằm dưới lớp vỉ buồm u về chợ.

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 1.

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 2.

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 3.

U thường mua lá dong sớm, một là được thong thả chọn, lựa được lá đẹp là loại lá bánh tẻ, xanh mướt, phiến lá to và không bị rách hay táp đầu lá. Hai là mua sắm được thức gì yên tâm thức đó, không lo Tết nhất bận bịu dễ nhãng quên. Lá dong mua về được cắm cuống trong chậu cho hút no nước rồi để dưới gậm giường được tươi lâu...

    Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 4.

    Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 5.

    Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 6.

    Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 7.

    Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 8.

Tết thực sự đến khi bắt đầu có nhà trong xóm mổ lợn. Ngày ấy thường là hai, ba, thậm chí bốn nhà mới đánh đụng chung con lợn. Tầm tháng tám tháng chín là nhà nhà đã rủ nhau đụng lợn. Con lợn để dành cho Tết ấy thường được chăm sóc cẩn thận hơn, ít nhất là không cho ăn rau lang vì như thế lòng sẽ rất hôi. Rồi trước Tết một vài tháng, ngoài cám bã ra thì chỉ được cho ăn độn thêm cây chuối và bã chè. Chế độ ăn như thế là để cho lòng đặc và sạch, có cỗ lòng ngon và đặc biệt là lợn ăn bã chè xanh lòng sẽ thơm hơn...

Thầy tôi thường đụng lợn với bác Khuông. Trước hôm mổ lợn, lũ trẻ con háo hức, cố thức để dậy theo thầy; nhưng chẳng có năm nào thức được mà thường ngủ "khò" từ chập tối. Rồi đến khi chợt thức giấc, quờ tay sang không thấy thầy đâu, mới mắt nhắm mắt mở gọi chị tôi dậy để đưa tôi lên nhà bác Khuông... Ngày mổ lợn là vui nhất, nhưng thường diễn ra từ 27, 28, vì còn để lấy thịt giã giò, gói bó và nhất là để làm nhân gói bánh chưng. Và mấy đứa trẻ con chúng tôi, nhất là tôi và thằng Hợi nhà bác Khuông, chỉ quan tâm đến lúc được húp bát nước suýt nóng hổi nghi ngút khói, rồi háo hức chia nhau cái bong bóng và chiếc đuôi lợn luộc là coi như đã Tết rồi...

Ngày thực sự Tết chỉ đến vào 29 hoặc 30, khi nhà nhà đều tấp nập gói bánh chưng. Nếu ngày đụng lợn chủ yếu chỉ là công việc của bác Khuông và thầy tôi, nói chung là của cánh đàn ông, thì ngày gói bánh chưng là ngày của cả nhà. U tôi ngâm đỗ xanh từ tối hôm trước, sáng hôm gói bánh dậy sớm thổi đỗ. Có vùng gói bánh bằng đỗ sống; nhưng quê tôi thường gói bằng đỗ đã thổi hoặc đồ chín vì như thế đỗ chín đều, nhuyễn và dường như... thơm hơn. Đỗ đồ xong thường được vùi gio như nồi cơm để cho chín nục rồi dỡ ra chiếc xanh đồng, sau đó nắm từng nắm vừa một chiếc bánh.

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 9.

Chị tôi mang lá dong ra cầu ao rửa rồi để lên rổ cho ráo nước, sau đó cắt lá cho vừa khuôn. Năm nào mua được lá to, đẹp thì thầy tôi thường gói tay, nhưng nếu lá nhỏ thì phải gói khuôn mới được. Chiếc bánh gói khuôn thường vuông vức hơn, lại đỡ tốn lá; còn chiếc bánh gói tay lại có nét duyên riêng nhưng chỉ người nào thật thành thạo mới gói được, còn vụng về nếu bánh không vỡ thì cũng không được vuông vắn...

    Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 10.

    Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 11.

    Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 12.

    Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 13.

    Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 14.

    Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 15.

    Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 16.

Ngoài đỗ, lá, gạo, thịt, mà thịt thế nào cũng phải ướp chút hạt tiêu mới thật là bánh Tết, còn có một thứ coi như là phụ mà lại không thể thiếu, đó là... lạt giang. Lạt để buộc bánh phải dùng loại giang bánh tẻ ở miền rừng mang về, thậm chí hơi non một chút, và phải chẻ to bản. Thường khi chẻ lạt, cả lạt tre và lạt giang, người ta chẻ nghiêng. Lạt chẻ nghiêng là sau khi cạo tinh ở ngoài cật và lột lớp ruột bên trong sẽ được chẻ bản nhỏ, sao cho có cả phần cật và phần ruột...

Nhưng lạt giang để buộc bánh chưng ngoài việc phải chọn thanh giang gióng dài, còn phải chẻ bản to. Vì thế, người ta không chẻ nghiêng mà thường lột dần từ trong ruột ra; nghĩa là từng chiếc lạt sẽ không có cả phần ruột và phần cật mà chiếc trong cùng chỉ toàn ruột còn chiếc ngoài cùng lại toàn cật. Cũng chính vì vậy, không thể dùng dao lách từ đầu đến cuối chiếc lạt, mà thường chỉ tách phần đầu, rồi lấy răng cắn đầu lạt, tay lựa chiều uốn thanh giang để lột chiếc lạt sao cho đều, không có chỗ dầy, chỗ mỏng, và tuyệt đối không được... lãi. Lãi là chiếc lạt phần đầu thì dầy, sau đó cứ mỏng dần và cuối cùng là... vuốt đuôi chuột. Đi buôn cần lãi, còn chẻ lạt mà... lãi thì... vứt. Và sở dĩ lạt buộc bánh chưng phải lột bản to là để cho khỏi rách lá và có lẽ cũng để cho... đẹp!

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 17.

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 18.

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 19.

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 20.

Công việc gói bánh là của thầy và chị tôi, lũ trẻ con chúng tôi chỉ ngồi hóng một lúc là chạy đi chơi, vì những ngày cận Tết, chỉ riêng việc ra đường ngóng u về chợ là đã đủ hồi hộp rồi. Nhưng áng chừng lúc sắp gói xong, thế nào cũng phải kéo nhau về... Ấy là để nì nèo người lớn gói cho chiếc bánh chưng con, mỗi đứa phải một chiếc, năm nào dư dả thì được cả cặp. Thực ra thì người lớn đều có ý để... "thừa" ra chút gạo, chút đỗ và những chiếc lá dong nhỏ, chứ chả cần chúng tôi phải nì nèo. Nhưng đứa nào cũng thích mè nheo một chút để mình được chiếc bánh to hơn, nhiều nhân hơn... Khi lớn hơn một chút, chúng tôi được cho gói thử chiếc bánh con cho mình, tự tay gói chiếc bánh chưng đầu tiên trong đời. Cảm giác khi đó chỉ có thể nói bằng ba từ "thật khó tả". Vừa rụt rè, vừa lâng lâng, vừa hồi hộp, như gói ghém tất cả tuổi thơ dại khờ của mình vào lớp lá để thấy mình đã lớn khôn hơn...

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 21.

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 22.

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 23.

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 24.

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 25.

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 26.

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 27.

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 28.

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 29.

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 30.

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 31.

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 32.

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 33.

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 34.

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 35.

"Ông ơi gói cho cháu chiếc bánh con nhé!"

Luộc bánh cũng là việc của người lớn. Trước khi xếp vào nồi, bánh phải được ngâm trong chậu nước mưa để cho no nước, như thế bánh mới rền. Sau đó lại phải xếp một lượt cọng lá dong xuống đáy nồi cho bánh không sát đáy, tránh bị khê. Bánh thường được luộc trong nồi cao như chiếc thùng. Thường trong xóm chỉ có mấy nhà có nồi luộc bánh nên phải "đăng ký", "xếp lịch" hết nhà này mới đến nhà kia. Nhiều khi không chờ mượn được nồi, có nhà lấy luôn chiếc thùng gánh nước để luộc bánh...

Ngày trước chất đốt cũng thiếu thốn, nên củi luộc bánh thường được chuẩn bị từ trong năm. Có gốc cây to đánh lên, hoặc đánh gốc tre, gốc xoan là dành dụm để đến Tết luộc bánh... Thường thì chị tôi được giao trông coi việc luộc bánh. Đó là tiếp củi vào bếp, rắc trấu cho cháy đượm và cũng là để đỡ tốn củi. Và quan trọng nhất là việc duôn nước vào nồi... Còn lũ trẻ con chỉ có việc chờ lúc vớt bánh.

Chiếc vung nồi mở ra, hơi nước òa ra mờ mịt. Thầy tôi cầm chiếc đũa cả khều vòng lạt xâu bánh rồi lấy chiếc móc xích vớt bánh ra ngâm vào chậu nước mưa để sẵn, như vậy bánh mới không bị thiu và để được lâu... Chúng tôi hong hóng chờ đến lúc vớt chiếc bánh chưng con "của mình". Chỉ cần có thế là mỗi đứa xách chiếc bánh "của mình" còn nghi ngút khói chạy quanh khắp xóm như thể...

Tết đã đến thật rồi...

    Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 36.

    Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 37.

    Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 38.

    Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 39.

Tết xưa có bao nhiêu chuyện. Nhưng đọng lại trong ký ức mỗi người thế hệ gen X, gen Y... có lẽ vẫn là câu chuyện chiếc bánh chưng xanh, như sự tích Hoàng tử Lang Liêu mà bất cứ người Việt nào cũng nhớ, như nhớ về gốc tích, nguồn cội... Có phải thế chăng mà có những tục Tết xưa có thể phai mờ, nhưng riêng chiếc bánh chưng xanh thì không những không bị lãng quên, mà dường như ngày càng được mọi người nhắc nhớ. Những không gian cộng đồng tổ chức gói bánh, lớp học, cả những lớp mầm, lớp lá cũng tổ chức gói bánh. Nắm lá dong, nắm lạt giang được chuyển ra cả nước ngoài để đồng bào ta ở khắp năm châu không quên Tết quê hương.

Nên có thể nói không ngoa, chính chiếc bánh chưng xanh đã làm nên linh hồn Tết Việt, không chỉ chứa đựng trong đó tinh hoa đất trời, mà còn gói cả tình cảm và bóng hình quê hương nơi chôn rau cắt rốn./.

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 40.

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 41.

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 42.

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 43.

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 44.

Trầu têm cánh phượng

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 45.

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 46.

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 47.

Cây nêu ngày Tết

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 48.

Chúc Tết

Nét xưa – Tết Việt – Hồn quê- Ảnh 49.

 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top