Aa

TP. HCM: Lập phương án ngăn chặn “bong bóng” BĐS

Thứ Bảy, 11/02/2017 - 03:31

Đó là chỉ đạo của ông Lê Văn Khoa, Phó chủ tịch UBND TP. HCM tại cuộc họp báo cáo kết quả và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của Sở Xây dựng.

Qua đó, ông Khoa cũng đề nghị Sở Xây dựng phải xem vai trò quản lý của ngành xây dựng trong tổng thể phát triển xây dựng ở TP. HCM, bởi ngành này rất quan trọng, tác động rất lớn đến nhiều ngành khác. Thời điểm năm 2007 – 2013, thị trường BĐS đóng băng, kéo theo nhiều hệ lụy như các mặt hàng: sắt, thép, xi măng, gạch, ngói cũng không bán được, nhân công thiếu việc làm… Do đó, Sở Xây dựng phải bám sát để quản lý chặt chẽ, phục vụ cho ngành này phát triển ổn định, tuyệt đối không được để xảy ra hiện tượng bong bóng BĐS. Về vai trò quy hoạch của Sở Quy hoạch Kiến trúc, phải quy hoạch tốt, các sở, ban, nghành phải tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư. 

Tại cuộc họp, ông Lê Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND TP chỉ đạo, Sở Xây dựng phải nhanh chóng thực hiện đề án nghiên cứu thị trường BĐS trên địa bàn TP. HCM. Trong nội dung đề án phải đề ra được phương án phát triển và giải pháp tháo gỡ, ngăn chặn hiện tượng “bong bóng” BĐS; phương án chọn nhà đầu tư tốt, có năng lực và tài chính, tính chuyên nghiệp cao... Bên cạnh đó, kết hợp với Sở GTVT tính toán kỹ kết nối giao thông khi các dự án mới mọc lên.

TP.HCM lập đề án chống bong bóng bất động sản năm 2017

Sở Xây dựng TP.HCM lập đề án chống bong bóng bất động sản năm 2017

Liên quan về lệch pha cung – cầu trong lĩnh vực BĐS, ông Khoa chỉ đạo Sở Xây dựng phải có phương án phù hợp, bằng mọi cách không để xảy ra tình trạng lượng sản phẩm quá nhiều, trong khi nhu cầu người mua không có. Hiện ở TP. HCM lượng nhà dạng cao cấp dư thừa, bình dân hay thấp hơn thì thiếu. Sở Xây dựng phải có hướng điều chỉnh lại tình trạng này, không để bong bóng xảy ra trong năm 2017.

Theo chuyên gia kinh tế Lê Bá Chí Nhân nhận định: “Với tình hình BĐS ở TP. HCM thời điểm hiện tại, chỉ có 3 nguyên nhân có thể gây ra tình trạng bong bóng.

Thứ nhất, kinh tế phát triển quá nóng. Thứ 2, cơ chế chính sách về tài chính tín dụng quản lý không tốt. Cuối cùng là số lượng nhà đầu tư thứ cấp (mua đi bán lại) tăng cao hơn 60%”.

“Xây phép, không phép là vấn đề lớn dẫn đến trật tự kỷ cương, lãng phí tài chính khi phải tháo dỡ, đập phá. Năm 2017, Bình Chánh, Thủ Đức, Hóc Môn phải dồn sức để giải quyết tình trạng này. Còn nếu xây sai phép, không phép thì sử lý chủ đầu tư và xử lý cán bộ có trách nhiệm tiếp tay sai phạm. Vừa qua, có xử lý nhưng vẫn chưa nghiêm. Dự án rất lớn xây sai phép thì không ai thấy, nhà dân xây bé xíu thì có lực lượng thanh tra có mặt, như vậy là quản lý có vấn đề”, ông Khoa nhấn mạnh.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top