Ông Nguyễn Hữu Lợi, Phó Giám đốc Sở TN&MT Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết: Với trách nhiệm là cơ quan tham mưu UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, Sở TN&MT xem việc nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai và sử dụng đất ổn định là nhiệm vụ quan trọng trong cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp (DN) tham gia đầu tư kinh doanh, góp phần cải thiện và nâng hạng PCI.
Tuy nhiên, trong năm 2017 việc thực hiện các chỉ số tiếp cận đất đat còn gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể, năm 2017, chỉ số thành phần tiếp cận đất đai được đánh giá trên 11 chỉ tiêu, nhưng có 06 chỉ tiêu giảm so với năm 2016 và so với trung vị cả nước như: Tỉ lệ DN có mặt bằng kinh doanh và có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ 60.66% giảm xuống 51.00%; DN không gặp cản trở về tiếp cận hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh từ 26.56% xuống còn 14.00%...
Cũng theo ông Nguyễn Hữu Lợi, nguyên nhân chủ yếu là do Luật Đất đai năm 2013 có những thay đổi căn bản liên quan đến quyền của người sử dụng đất là DN. Đơn cử như về hình thức trao quyền sử dụng đất chủ yếu thông qua quyết định của Nhà nước cho thuê đất, hạn chế hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất. Do vậy, DN cho rằng quyền sử dụng của mình bị hạn chế, nhất là khi Nhà nước thu hồi đất.
Bên cạnh đó, một số DN được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quyết định cho thuê đất nhưng vì các lý do khách quan và chủ quan từ phía DN là thiếu năng lực tài chính dẫn đến dự án bị chậm triển khai, chậm tiến độ, vi phạm pháp luật về đất đai. Theo quy định của Luật Đất đai, đối với những trường hợp này, khi Nhà nước thu hồi đất sẽ không được bồi thường, dẫn đến tâm lý “e ngại” từ phía các DN trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng một số dự án khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh còn tồn tại, kéo dài nhiều năm làm ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư, nguồn vốn của chủ đầu tư hạ tầng, không thu hút được nhà đầu tư thứ cấp triển khai đầu tư vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, sự vào cuộc của các địa phương trong việc tiếp cận hỗ trợ DN vẫn còn hạn chế.
Trong đó, một bộ phận công chức chưa nắm được quy trình xử lý đối với hồ sơ về đất đai như: thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường; chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; chuyển nhượng quyền sử dụng đất … nên chưa hướng dẫn được cho các tổ chức, DN dẫn đến DN lúng túng. Bên cạnh đó, giữa các địa phương chưa có sự đồng nhất trong việc hướng dẫn, xử lý hồ sơ DN cho dù quy trình, thủ tục đã được ban hành.
Ông Nguyễn Hữu Lợi, Phó Giám đốc Sở TN&MT Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết: Với trách nhiệm là cơ quan tham mưu UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, Sở TN&MT xem việc nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai và sử dụng đất ổn định là nhiệm vụ quan trọng trong cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp (DN) tham gia đầu tư kinh doanh, góp phần cải thiện và nâng hạng PCI.
Tuy nhiên, trong năm 2017 việc thực hiện các chỉ số tiếp cận đất đat còn gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể, năm 2017, chỉ số thành phần tiếp cận đất đai được đánh giá trên 11 chỉ tiêu, nhưng có 06 chỉ tiêu giảm so với năm 2016 và so với trung vị cả nước như: Tỉ lệ DN có mặt bằng kinh doanh và có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ 60.66% giảm xuống 51.00%; DN không gặp cản trở về tiếp cận hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh từ 26.56% xuống còn 14.00%...
Cũng theo ông Nguyễn Hữu Lợi, nguyên nhân chủ yếu là do Luật Đất đai năm 2013 có những thay đổi căn bản liên quan đến quyền của người sử dụng đất là DN. Đơn cử như về hình thức trao quyền sử dụng đất chủ yếu thông qua quyết định của Nhà nước cho thuê đất, hạn chế hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất. Do vậy, DN cho rằng quyền sử dụng của mình bị hạn chế, nhất là khi Nhà nước thu hồi đất.
Bên cạnh đó, một số DN được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quyết định cho thuê đất nhưng vì các lý do khách quan và chủ quan từ phía DN là thiếu năng lực tài chính dẫn đến dự án bị chậm triển khai, chậm tiến độ, vi phạm pháp luật về đất đai. Theo quy định của Luật Đất đai, đối với những trường hợp này, khi Nhà nước thu hồi đất sẽ không được bồi thường, dẫn đến tâm lý “e ngại” từ phía các DN trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng một số dự án khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh còn tồn tại, kéo dài nhiều năm làm ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư, nguồn vốn của chủ đầu tư hạ tầng, không thu hút được nhà đầu tư thứ cấp triển khai đầu tư vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, sự vào cuộc của các địa phương trong việc tiếp cận hỗ trợ DN vẫn còn hạn chế.
Trong đó, một bộ phận công chức chưa nắm được quy trình xử lý đối với hồ sơ về đất đai như: thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường; chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; chuyển nhượng quyền sử dụng đất … nên chưa hướng dẫn được cho các tổ chức, DN dẫn đến DN lúng túng. Bên cạnh đó, giữa các địa phương chưa có sự đồng nhất trong việc hướng dẫn, xử lý hồ sơ DN cho dù quy trình, thủ tục đã được ban hành.