Quãng thời gian trầm lắng
Từ lâu, Bình Thuận được xem là một trong những thủ phủ du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam. Chỉ cách TP.HCM khoảng 200km, nhằm liền kề với khu vực có nền kinh tế phát triển năng động Đông Nam Bộ, gần gũi với Tây Nguyên, Bình Thuân sở hữu ưu thế về vị trí địa lí mà hiếm có tỉnh nào có được.
Theo trang du lịch Canadian Travellers, Mũi Né nằm trong top 11 bãi biển đẹp nhất châu Á, còn trang TripAdvisor nhận định Phan Thiết là Top 10 điểm đến tốt nhất Việt Nam. Những địa danh nổi tiếng của Bình Thuận có thể kể đến là Mũi Né, mũi Kê Gà, vịnh Phan Thiết, đảo Phú Quý, suối nước nóng Vĩnh Hảo, chuỗi đền tháp Chăm Ba… đã trở thành các địa điểm du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước.
Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, hiện có hơn 400 dự án du lịch nghỉ dưỡng còn hiệu lực đầu tư với tổng gần 57 nghìn tỷ đồng. Trong đó, có 23 dự án vốn đầu tư nước ngoài.
Mặc dù có nhiều lợi thế về tự nhiên như vậy, nhưng nếu so với tốc độ phát triển của các địa phương liền kề như Nha Trang, Đà Nẵng, Vũng Tàu thì Bình Thuận dường như vẫn còn khoảng cách lớn. Bên cạnh một số dự án nghỉ dưỡng hoạt động khá hiệu quả thì cũng có nhiều resort, khách sạn phải dừng hoạt động hay chuyển nhương cho các đối tác khác.
Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Thuận cho biết, trên khắp địa bạn tỉnh có hơn 25 dự án bất động sản nghỉ dưỡng đang chậm triển khai.
Hai dự án khu du lịch nghỉ dưỡng xã Tiến Thành, ven biển Phan Thiết là KDL Sinh thái Đất Việt (Chủ đầu tư: CT TNHH Dịch vụ Thương mại Sản xuất Xây dựng Đông Mê Kông) và KDL Sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Hải An (chủ đầu tư Công ty CP Đầu tư Hải An) đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư đã lâu, nhưng đến nay đều dậm chân tại chỗ do khó khăn giải tỏa nên Bình Thuận đã quyết định chấm dứt dự án. Bên cạnh đó, 6 dự án du lịch nghỉ dưỡng địa bàn Mũi Né đang chờ xử lý bao gồm: Ngọc Khánh, Nguyên Sa, Xuân Quỳnh, Minh Quân, Minh Sơn và Việt Hùng.
Nguyên nhân hạn chế sự phát triển là do các chủ đầu tư chưa đặt sự quan tâm đến chuỗi giá trị, cung cấp các dịch vụ có giá trị cao để làm sao níu kéo được khách du lịch lưu lại nhiều ngày. Để cạnh tranh được với thị trường du lịch biển ngày càng cạnh tranh như hiện nay, chủ đầu tư còn phải có thương hiệu, có năng lực kết nối với khách hàng để đảm bảo luôn giữa được một tỉ lệ lấp đầy ở mức ổn định.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân nữa gây ra sự chậm trển trong việc triển khai các dự án này là phần lớn là do doanh nghiệp thiếu vốn, thiếu quyết tâm và hơn hết là chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư bất động sản nghĩ dưỡng.
Những "ông lớn" trở lại
Thời gian gần đây, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Bình Thuận được khuấy đảo bởi dòng vốn đầu tư vào Bình Thuận, nhờ các dự án hạ tầng trị giá hàng tỉ USD đang triển khai hay lên kế hoạch khởi công, tiêu biểu như dự án cao tốc Phan Thiết – Nha Trang với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 2 tỷ USD, dự án nâng cấp quốc lộ 1A.
Đặc biệt, dự án đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, kết nối với đường cao tốc TP.HCM – Dầu Giây và xa hơn là cao tốc Long thành – Bến Lức cùng sân bay quốc tế Long Thành sẽ tạọ thành một hệ thống giao thông hoàn chỉnh, thông suốt kết nối tỉnh với khu vực Đông Nam Bộ thuận tiện hơn.
Bên cạnh đó, các tuyến giao thông dọc bờ biển kết nối các trung tâm du lịch của Bình Thuận, quốc lộ 1 nâng cấp mở rộng từ Nha Trang đi Phan Thiết hay quốc lộ 28 nối Phan Thiết và Đà Lạt... hoàn tất đã giúp du khách thuận lợi đi đến Bình Thuận. Ngoài ra, tuyến cao tốc Phan Thiết - Mũi Né - Nha Trang cũng hứa hẹn sẽ đưa Phan Thiết trở thành tâm điểm của tứ giác vàng du lịch TPHCM - Phan Thiết - Đà Lạt - Nha Trang.
Mới đây, Sở VH-TT&DL tỉnh Bình Thuận đã phê duyệt quy hoạch cho Công ty Cổ phần TMDV bất động sản nghỉ dưỡng Ý Ngọc Bình Thuận làm chủ đầu tư phát triển dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Biển Đá Vàng Resort đạt chuẩn 4 sao. Dự án Biển Đá Vàng Resort tọa lạc tại thôn Kê Gà, xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận với quy mô 6 ha (giai đoạn 1), khai thác 6 km đường bờ biển, gồm 26 căn biệt thự biển và 200 căn Condotel cùng nhiều tiện ích như: hồ bơi tràn, Spa, Gym, BBQ ngoài bãi biển…
Nằm ngay trung tâm thành phố Phan Thiết là đô thị thương mại - nghỉ dưỡng Vietpearl City do Tập đoàn Vietpearl Group phát triển, Công ty cổ phần Đầu tư Asia Land phân phối độc quyền.
Tọa lạc trên mặt tiền đường ven biển thuộc phường Lạc Đạo và phường Đức Long, liền kề cảng cá Phan Thiết, chợ Phan Thiết, Vietpearl City có quy mô 9,3 héc ta, bao gồm ba block condotel, 300 nhà phố nghỉ dưỡng kết hợp kinh doanh thương mại diện tích từ 83 - 100 mét vuông/căn và hàng loạt tiện ích nội khu.
Trong số những doanh nghiệp tìm đến Phan Thiết và góp phần làm cho nơi đây “thay da đổi thịt” phải kể đến Tập đoàn Rạng Đông. Ngoài dự án sân bay Phan Thiết, tập đoàn này còn đầu tư vào đây quần thể của resort Sealinks City Mũi Né Phan Thiết với diện tích hơn 168(ha) và nằm trong trong lòng sân Golf đẹp và thử thách bậc nhất Đông Nam Á.
Một dự án nổi bật khác là Khu đô thị thương mại du lịch Queen Pearl Mũi Né của Công ty Bất động sản Danh Khôi (DKR). Dự án này sở hữu vị trí đắc địa khi tọa lạc ngay trên mặt tiền đường Nguyễn Thông (TP Phan Thiết), án ngữ vị trí “yết hầu” giữa TP. Phan Thiết và Khu du lịch Mũi Né – “Thủ đô Resort” của cả nước, với tầm nhìn tuyệt đẹp.
Khác với nhiều chủ đầu tư đi trước – thường tập trung vào sản phẩm biệt thự hoặc condotel, Danh Khôi (DKR) tập trung phát triển dòng sản phẩm mới là “nhà phố biển nghỉ dưỡng” với đặc trưng cơ bản là giá bán vừa túi tiền (khoảng trên dưới 1 tỷ đồng/sản phẩm) và pháp lý sổ đỏ – sở hữu vĩnh viễn.
Ngoài ra, nơi đây còn xuất hiện dự án Sentosa Villa của Tập đoàn Hưng Thịnh có quy mô 16ha, dự án Pegasus của Toàn Thịnh Phát với quy mô 3,5ha,...
Với hàng loạt dự án có quy mô lớn, được đầu tư bài bản, Bình Thuận sẽ sớm vươn lên bắt kịp với những địa phương khác trong lĩnh vực bất động sản du lịch – nghỉ dưỡng, nhất là trong thời điểm Chính phủ cam kết sẽ triển khai một số dự án lớn ở Bình Thuận như đường cao tốc, đường ven biển, sân bay lưỡng dụng Phan Thiết./.