Tiềm năng phát triển du lịch và chính sách hỗ trợ tại địa phương
Không phải ngẫu nhiên mà trong những năm gần đây, các ông lớn trong ngành BĐS như TTC, Novaland, Vingroup được biết nhanh chóng sở hữu quỹ đất rộng lớn đầu cơ tại Đà Lạt. Ngoài ra, các khách sạn, resort nghỉ dưỡng cao cấp tiêu chuẩn 4,5 sao cũng liên tục được trình làng tại thành phố Đà Lạt như Sungarden, Ana Mandara Villas, Swiss-Belresort Tuyền Lâm…
Là một địa phận thuộc cao nguyên Lâm Viên, được lựa chọn là trung tâm du lịch và nghỉ dưỡng cao cấp từ thời Pháp bởi thiên nhiên ưu ái với khí hậu ôn đới, Đà Lạt được xem là thành phố vẫn giữ được “cốt cách nguyên vẹn”, ít pha “tạp chất” nhất sau hàng chục năm phát triển. Nơi đây cũng là điểm đến du lịch 365 ngày quen thuộc của cả du khách trong và ngoài nước.
Hiện nay, hệ thống giao thông kết nối với TP. Hồ Chí Minh từ Đà Lạt đã được đầu tư nâng cấp khang trang hơn rất nhiều. Cụ thể, từ TP. Hồ Chí Minh đi Đà Lạt hiện chỉ mất 6 giờ đồng hồ. Trong tương lai gần, tuyến cao tốc Dầu Giây – Bảo Lộc – Liên Khương hoàn thành sẽ mở cánh cửa cho Đà Lạt dễ dàng kết nối với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ, thời gian di chuyển dự kiến chỉ còn khoảng 3-4 tiếng đi thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, việc mở rộng các chặng bay từ sân bay Liên Khương, Lâm Đồng đi các tỉnh nội địa, cũng như các đường bay quốc tế nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc … đang mở ra nhiều cơ hội cho thành phố “ngàn hoa” này.
Bên cạnh phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, thời gian gần đây, chính quyền địa phương tỉnh Lâm Đồng cũng thể hiện mong muốn phát huy các giá trị truyền thống đi kèm trong quá trình phát triển kinh tế. Theo đó, tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ 3,4 tỷ đồng để mở các lớp đào tạo nghề; tổ chức truyền nghề cho các thế hệ kế cận; đầu tư máy móc, trang thiết bị, công cụ, nguyên liệu đầu vào; tìm kiếm thị trưòng trong và ngoài nước thông qua các hội chợ – triển lãm; giới thiệu sản phẩm, cung cấp thông tin thị trường, xúc tiến thương mại để phát triển sản xuất, quảng bá sản phẩm của các làng nghề, nghề truyền thống… nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch làng nghề, góp phần làm phong phú hơn các loại hình dịch vụ du lịch Việt Nam.
Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2016, định hướng đến năm 2020 cũng nêu rõ: “Tập trung hỗ trợ phát triển làng nghề gắn với du lịch của địa phương với mục tiêu nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc…”
Sức hút của dự án Trung tâm thương mại “sáng tạo” đầy tiềm năng ở Trung tâm Đà Lạt
Tính đến thời điểm hiện tại, phân khúc trung tâm thương mại tại Đà Lạt vẫn còn đang bị bỏ ngõ. Thị trường đa phần tập trung vào các loại hình kinh doanh nhỏ lẻ, phân nhóm phân nhánh thay vì tập trung và đồng bộ hóa nhằm tối ưu công năng và tiết kiệm thời gian cho du khách. Trong khi đó, những tỉnh vùng ven đã chú trọng phát triển trung tâm thương mại từ nhiều năm nay, phải kể đến như: Viva Square, Vincom plaza – Biên Hòa, Nha Trang Center, Vincom plaza – Nha Trang, An Phú Thịnh Plaza – Quy Nhơn…
Riêng tại thành phố Đà Lạt, theo thông tin từ đại diện Công ty CP Địa ốc Tiềm Năng DNU, đơn vị này sẽ đưa vào phân phối chính thức dự án Siêu thị du lịch làng nghề - Đà Lạt Travel Mall sắp tới. Một dự án được xem là khu tổ hợp lưu trú, mua sắm và trải nghiệm văn hóa làng nghề, ẩm thực truyền thống Việt Nam đầu tiên tọa lạc tại Đà Lạt.
Với quỹ đất hiếm ngay trung tâm, dự án nắm giữ vị trí đắc địa, tọa lạc trên quốc lộ 27C, tại cửa ngõ Đông Bắc đường Phan Chu Trinh, TP. Đà Lạt. Từ đây, du khách chỉ mất khoảng 5 -10 phút để đi bộ đến những địa danh quen thuộc khi đến với Đà Lạt như: Dinh Bảo Đại, Công trường Diên Hồng, Hồ Xuân Hương, Chợ Đà lạt, Thung lũng tình yêu…
Bên cạnh đó, ngay sát bên trung tâm thương mại là nhà xe Thành Bưởi, tuyến xe uy tín chuyên đưa khách từ các tỉnh miền Nam lên Đà Lạt. Với mô hình sáng tạo, Đà Lạt Travel Mall dự kiến sẽ là điểm dừng chân lý tưởng, tuyệt vời của khách du lịch. Một Đà Lạt thu nhỏ chỉ trong vài bước chân. Mang đến trải nghiệm mới mẻ, thưởng thức Đà Lạt và cả văn hóa Việt Nam mà không cần phải dùng đến google map hay tìm kiếm quá nhiều trên foody.
Điểm nhấn nổi bật khiến đây được xem là dự án “hút khách” bậc nhất Đà Lạt là ở định hướng phát triển loại hình du lịch kết hợp trải nghiệm làng nghề độc đáo. Dự án được đầu tư bởi Trung Tâm Nhân Ái Đại Hưng Phát, đồng thời hỗ trợ các nhà đầu tư sở hữu gian hàng trong việc đào tạo nâng cao tay nghề, hỗ trợ trang thiết bị phát triển các loại hình làng nghề truyền thống ngay tại Đà Lạt Travel Mall.
Theo thông tin mới nhất từ ông Trần Nguyễn Thanh Bình – Trưởng phòng tư vấn BĐS Công ty CP Địa ốc Tiềm Năng DNU cũng cho biết: “Đây là dự án dễ đầu tư tại thị trường tỉnh. Chỉ với mức giá vào khoảng 1 tỉ đồng, nhà đầu tư đã có 1 kiot gian hàng giữa một trong những trung tâm thương mại sở hữu vị trí đắc địa, quy mô, độc đáo và được quy hoạch bài bản nhất Đà Lạt".