Tiềm năng lớn
Thị xã Buôn Hồ là đô thị có vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của khu vực phía Bắc tỉnh Đắk Lắk, có vị trí an ninh quốc phòng đặc biệt quan trọng nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Buôn Ma Thuột, cách trung tâm tỉnh lỵ Đắk Lắk 40 km.
Những năm qua, thị xã Buôn Hồ có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh. Bình quân hằng năm, Buôn Hồ đạt tốc độ tăng trưởng 12,3% (so sánh với năm 2010). Cơ cấu kinh tế kinh tế đã và đang chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ và công nghiệp. Ngành thương mại - dịch vụ phát triển nhanh và đa dạng với tốc độ tăng trưởng bình quân 17,2%/năm.
Theo thống kê giai đoạn 2010 – 2018, thu ngân sách trên địa bàn thị xã Buôn Hồ đã đạt 1.097,27 tỷ đồng. Bình quân mỗi năm thu 109,73 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 18,24%.
Cùng với đó, thị xã Buôn Hồ không ngừng nâng cấp và hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, tăng tính kết nối giữa trung tâm thị xã với các xã, phường. Cụ thể, từ năm 2010 đến nay, Buôn Hồ đã triển khai xây dựng 66 công trình giao thông trên địa bàn với tổng kinh phí 370 tỷ đồng. Đáng chú ý, mới đây, tuyến đường Hồ Chí Minh qua thị xã Buôn Hồ với vốn đầu tư 576 tỷ đồng cũng đã hoàn thành giúp các phương tiện lưu chuyển dễ dàng.
Thị xã cũng thu hút được 21 dự án đã và đang đầu tư vào địa bàn, trong đó có 10 dự án đã đi vào hoạt động, như: Siêu thị Co.opmart; Nhà máy cấp nước sinh hoạt Koika - Hàn Quốc; Trường mầm non tư thục Buôn Hồ; Trung tâm thiết bị, sách trường học; Khu đô thị Buôn Hồ Central Park; Nhà hàng tiệc cưới King’s PLace v.v... Bên cạnh đó, thị xã cũng đang đẩy mạnh việc xúc tiến, thu hút các dự án du lịch sinh thái, khu đô thị, điện gó, hạ tầng cụm công nghiệp; văn hóa - thể thao v.v...
Ngoài ra, Buôn Hồ đã là "tâm điểm" của vùng chuyên canh cây cà phê nổi tiếng, đồng thời, đây là vùng có hệ sinh thái phong phú và đa dạng với các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ tiêu biểu như: Đèo Hà Lan, rừng thông Buôn Tring... nên rất có tiềm năng trong việc phát triển du lịch sinh thái, gắn với văn hóa truyền thống của người dân bản địa. Với những đặc trưng đó, Buôn Hồ được xác định là đô thị kinh tế - sinh thái - văn hóa cấp vùng của tỉnh.
Các chuyên gia đánh giá, tốc độ đô thị hóa nhanh, công nghiệp phát triển mạnh, hạ tầng giao thông đồng bộ cùng chính sách phát triển rõ ràng đang biến thị xã Buôn Hồ trở thành cực tăng trưởng mới của thị trường BĐS Đắk Lắk.
Thị xã Buôn Hồ trở thành thành phố thứ 2 của Đắk Lắk
Quyết định số 2898/QĐ-UBND đã phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch thị xã Buôn Hồ trở thành thành phố thứ 2 của Đắk Lắk. Thông tin này đã khiến cho thị trường BĐS Buôn Hồ trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư. Bởi trong thời gian tới, Buôn Hồ chắc chắn sẽ được tăng cường đầu tư để phát triển toàn diện hơn, qua đó làm tăng giá trị cho BĐS.
Hiện dòng tiền đầu tư đang được đổ vào Buôn Hồ ngày càng nhiều để tìm kiếm cơ hội, nhất là đối với BĐS khu vực trung tâm thị xã. Khảo sát cho thấy, những dự án BĐS của các chủ đầu tư uy tín, đầu tư bài bản, quy hoạch đồng bộ, định vị là đô thị kiểu mẫu, sở hữu vị trí trung tâm kết nối với đầy đủ tiện ích nội khu luôn thu hút sự quan tâm lớn từ khách hàng.
Giới nghiên cứu cho biết, Buôn Hồ đang là một trong những khu vực có thị trường BĐS phát triển năng động bậc nhất tỉnh Đắk Lắk. Hiện nay, dòng lao động đang tiếp tục đổ về làm việc tại cụm công nghiệp Buôn Hồ khiến nhu cầu về nhà ở tăng mạnh. Do đó, những dự án tốt với quy hoạch đồng bộ, hiện đại thu hút người mua không có gì là bất ngờ.
Các chuyên gia đưa ra nhận định: “Giá đất tại Buôn Hồ sẽ có xu hướng tiếp tục tăng trong thời gian tới, đặc biệt, trong tương lai, khi cảng hàng không Buôn Ma Thuột trở thành cảng hàng không quốc tế (Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đắk lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ) hứa hẹn sẽ khiến BĐS Buôn Hồ càng trở nên “hấp dẫn”.