Vì sao quy hoạch ô bàn cờ trở thành xu hướng tất yếu của đô thị văn minh?

Mô hình quy hoạch theo ô bàn cờ đang được nhiều quốc gia áp dụng để giải quyết các vấn đề lớn mà họ gặp phải: ùn tắc giao thông, trì trệ trong quá trình giải phóng mặt bằng, thiếu quỹ đất...

07:27 04/10/2016

Thực hiện: Yên Trung

Thực hiện: Yên Trung

Giao thông thuận tiện

Điều này được tạo ra bởi kết cấu hình học của mô hình quy hoạch bàn cờ giúp cho mọi con đường đều thông nhau thay vì các tuyến phố ngoắt ngoéo với nhiều ngõ cụt. Do đó, các nút thắt giao thông sẽ không còn tồn tại nữa và ùn tắc giao thông sẽ bị xóa sổ.

Mặt khác, với diện tích lô đất thích hợp, mô hình này sẽ giúp cho việc giao thông trở nên thuận tiện hơn. Chiều rộng thích hợp cho mỗi lô đất là khoảng trên 180 mét và chu vi lô đất nhỏ hơn 550 mét sẽ tạo nên một mạng lưới kết nối các con đường giữa các vùng với nhau, bất kể là việc di chuyển bằng phương tiện nào: đi bộ, xe hơi, xe buýt… cũng rất đơn giản. Việc hỏi đường không còn cần thiết nữa. Nó giúp cho mọi người luôn biết được vị trí mình đang đứng. Thêm vào đó, bạn cũng có thể tính toán một cách chính xác khoảng cách từ địa điểm này tới đại điểm khác.

Ví dụ, lộ trình của bạn là từ lô 2 đến lô 8 khu đô thị Lake, quãng đường phải đi, thời gian đi bộ, lái xe hơi hoặc số tiền phải trả khi gọi một chiếc taxi có thể được tính nhẩm một cách đơn giản chỉ trong 3 bước:

- Từ lô 2 đến lô 8 phải đi qua 6 lô đất.

- Mỗi lô đất có chiều dài là 200m, các lô đất được ngăn cách bởi 1 con đường có chiều rộng 10 mét. Vậy tổng quãng đường mà bạn phải đi từ lô đất này đến lô đất khác là 210 mét.

- Bạn cần đi qua 6 lô đất, vậy khoảng cách sẽ là 1260 mét.

Dễ dàng thay đổi mục đích sử dụng đất

Mục đích sử dụng đất có thể thay đổi liên tục mà không bị gián đoạn, trì trệ kéo dài như quá trình giải phóng mặt bằng ở các mô hình quy hoạch khác. Với những con đường thẳng xung quanh bao bọc, các lô đất cũ có thể được tái cơ cấu lại và sử dụng với mục đích mới rất nhanh chóng.

Lô đất 71 đã từng là nhà và trang trại trước khi được xây dựng thành nhà chọc trời đa chức năng

Lô đất 71 đại lộ Madison đã từng là nhà và trang trại trước khi được xây dựng thành nhà chọc trời đa chức năng

Manhattan là một ví dụ điển hình. Lô đất 71 đại lộ Madison được chuyển đổi từ mục đích nhà ở trở thành trang trại Lenox chỉ trong thời gian ngắn. Lô đất này được sử dụng với mục đích thay đổi liên tục, hiện nay, sau 2 thế kỷ trôi qua, lô đất này đang được sử dụng như một tòa nhà chọc trời với các căn hộ, văn phòng và phòng trưng bày nghệ thuật.

Tạo cảnh quan đẹp mắt

Có thể thấy cuộc sống của con người chúng ta được bao quanh bởi những đồ vật, công trình hình chữ nhật với các góc vuông: sách, hộp, giường, ghế, gạch, cửa sổ, cửa ra vào, các phòng và chính ngôi nhà cũng thường là những hình chữ nhật. Do đó, việc chia các lô đất và xây dựng nhà theo hình chữ nhật tạo ra sự quen mắt và dễ chịu cho mọi người.

Đồng thời, Ủy ban thành phố New York năm 1811 cũng thừa nhận rằng khi quy hoạch Manhattan theo ô bàn cờ: “Việc xây dựng nhà hình chữ nhật rất tiết kiệm chi phí và cuộc sống trong những ngôi nhà này là vô cùng thoải mái”. 
 
Những tòa nhà chọc trời cũng không phải là một ngoại lệ, nó cũng sở hữu những ưu điểm mà mô hình quy hoạch ô bàn cờ tạo ra.

Hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững

Hình chữ nhật của các lô đất khi được quy hoạch theo ô bàn cờ cũng giúp tạo ra một tổ hợp nhiều ngành nghề, lĩnh vực trong cùng một khu đô thị. Diện tích sử dụng là ít nhất nhưng có thể tích hợp nhiều ngành nghề nhất vào cùng một không gian chính là một giải pháp tuyệt vời để nén đô thị.

Ở Manhattan, trong cùng một khu vực, các trang trại, nhà ở, nhà máy và nhà chọc trời cùng song song tồn tại. Từ đó, tạo ra hiệu quả kinh tế cao vì có thể giảm diện tích đất sử dụng mà vẫn tăng được sự phát triển của nhiều lĩnh vực, ngành nghề.

Hiện nay, mô hình quy hoạch theo ô bàn cờ đã được sử dụng tại nhiều nước trên thế giời: Mỹ, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Ý…

Phan Minh (Nguồn: Better Cities & Towns)

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận