Aa

Muốn sống sót khi gặp sự cố rơi thang máy, tuyệt đối không làm điều này

Thứ Tư, 28/09/2016 - 09:10

Xét về góc độ an toàn khi thang máy gặp sự cố rơi tự do, các chuyên gia cho rằng trong bất kỳ tình huống nào, nếu người bên trong giữ được bình tĩnh để sáng suốt phản ứng, sẽ giúp giảm thiểu thương vong.

Mới đây cái chết của ông Nguyễn Lương Trí (63 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) tại tòa nhà Kumho Asiana Plaza trên đường Lê Duẩn, phường Bến Nghé, quận 1 do tai nạn thang máy lại một lần nữa dấy lên sự lo ngại của những người hàng ngày phải sử dụng thang máy.  Theo Dân trí, qua camera an ninh, nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn được cho là do ông Trí đã cố gắng mở cửa thang máy trèo ra ngoài và bị rơi xuống hố thang. 

Trong những tình huống này, người gặp nạn nếu bình tĩnh và có kĩ năng xử lý hơn thì chắc đã không dẫn tới cái chết thương tâm này.

Thang máy chuyển hàng mà ông Trí gặp nạn (trong ảnh là cửa thang máy mở để khách đi vào và mũi tên đỏ phía sau là cửa ra nếu thang di chuyển lên tầng G hoặc tầng 1)

Thang máy chuyển hàng mà ông Trí gặp nạn (trong ảnh là cửa thang máy mở để khách đi vào và mũi tên đỏ phía sau là cửa ra nếu thang di chuyển lên tầng G hoặc tầng 1)

Dưới đây là những kỹ năng bạn phải khắc cốt ghi tâm để sống sót nếu lỡ gặp sự cố thang máy rơi tự do.

Nhấn tất cả các nút trên bảng điều khiển: Khi thang máy chạy vượt tốc, có dấu hiệu rơi tự do, hãy nhanh chóng nhấn tất cả các nút trên bảng điều khiển. Việc làm này nhằm kích hoạt bộ cung cấp điện khẩn cấp, giúp thang máy không bị rơi thêm.

- Nắm chặt tay vịn trong thang máy để giữ được vị trí của mình, không bị ngã hay va chạm khi thang máy chao đảo, mất cân bằng. Cùng với đó, hãy cố dựa chắc lưng và đầu vào tường thang máy, tạo thành đường thẳng để tránh ảnh hưởng đến cột sống.

Hoặc nằm thẳng trên sàn tại vị trí, gần trung tâm thang máy: Cách nằm này để giúp phân bố đều lực rơi lên toàn bộ cơ thể, giảm thiểu thương tích. Gối đầu lên một tay, một tay che mặt để giảm bớt bị thương vào đầu và giảm thiểu vật dụng phía trên rơi xuống làm mặt bị thương.

Nằm xuống sàn thang máy, tay kê đầu. Tư thế này giúp giảm thiểu thương tổn khi thang máy trôi tự do. Ảnh: wikiHow.

Nằm xuống sàn thang máy, tay kê đầu. Tư thế này giúp giảm thiểu thương tổn khi thang máy trôi tự do. Ảnh: wikiHow.

- Đừng cố gắng nhảy lên khi thang máy chạm đất: Trường hợp thang máy rơi "không phanh", một số người nghĩ rằng tư thế khuỵu gối hay nhảy liên tục trên sàn thang máy sẽ an toàn hơn. Điều này hoàn toàn sai lầm. Về lý thuyết, để an toàn, bạn phải nhảy lên cùng lúc và cùng tốc độ với thang máy trôi (khoảng 160 km/h), đó là điều không tưởng. Vì vậy nhảy lên chỉ làm gia tăng mức độ nguy hiểm.

Chia sẻ trên Vnexpress, Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thanh Phong, Trưởng đơn vị Phẫu thuật Mạch máu, Bệnh viện ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh cho rằng, trong trường hợp thang máy rơi, tư thế giúp hạn chế thương tổn là nằm ngửa, sát xuống sàn, càng gần vị trí trung tâm cabin thang máy càng tốt. Tư thế  nằm sát xuống sàn thang máy sẽ giúp phân bố đều lực rơi lên toàn bộ cơ thể, giảm bớt nguy cơ tổn thương. Đồng thời dùng tay kê đầu, một tay che mặt để phòng gạch đá rơi xuống.", bác sĩ Phong nói.

- Trường hợp thang máy rơi xong dừng đột ngột, việc đầu tiên bạn phải cố giữ bình tĩnh: Thông thường đang ở trong thang máy mà bị ngừng đột ngột, mọi người sẽ hoảng loạn, khóc lóc và tìm mọi cách "tháo tung" cabin để thoát ra ngoài. Phản ứng này trên thực tế không có ích gì mà chỉ làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Bạn nên biết rằng, có khá ít trường hợp có người chết khi bị nhốt trong thang máy và gần như chúng ta sẽ thoát khỏi thang máy đóng kín mà không hề bị trầy xước. Nếu quá sợ hãi, hãy cố gắng loại bỏ suy nghĩ tiêu cực và chờ đến khi thang máy hoạt động trở lại.

- Bấm nút mở cửa: Khi thang máy dừng đột ngột, bạn đừng bấm nhiều nút mà hãy thử ấn nút mở cửa. Nếu thang máy không phản ứng gì thì hãy ấn nút cứu hộ và làm theo hướng dẫn trên bảng điều khiển.

- Liên lạc với người bên ngoài: Đập cửa, gọi to, gọi điện ra bên ngoài để gọi người đến giúp. Đừng vội vàng, hoảng sợ dùng tay cạy cửa thang máy bởi cách này không có tác dụng mà còn làm bạn bị đau và mất sức.

- Tuyệt đối không leo ra ngoài thang máy: Nguy cơ bị kẹp giữa thang máy và sàn nhà là rất cao nên bạn tuyệt đối không được leo ra ngoài bằng cửa thoát hiểm trên nóc cabin (trên nóc cabin có nhiều thiết bị điện và bạn có thể bị điện giật). Nhiều người bị ám ảnh bởi những bộ phim hành động nên lo ngại khi thang máy gặp sự cố sẽ bị ngộp vì không đủ oxy. Thực tế hiếm khi xảy ra tình trạng này. Kinh nghiệm cho thấy, trong trường hợp kẹt thang máy, ở trong cabin là an toàn nhất./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top