Aa

Người trong cuộc vẫn nhận định khá thận trọng về thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm

Thứ Sáu, 28/07/2023 - 08:48

Thị trường bất động sản đang vướng phải vấn đề “khó nhằn”, nguồn cung không có nhưng giá vẫn cao, không có người mua. Giờ dù lãi suất có giảm, chưa chắc đã có nhiều nhà đầu tư xuống tiền.

Thời điểm hiện tại, sức khỏe của nhiều doanh nghiệp địa ốc đang ngày càng suy yếu. Áp lực chi phí tài chính tăng cao, dòng tiền khan hiếm, không huy động được vốn từ trái phiếu, không đủ tiêu chuẩn để vay vốn tín dụng… khiến những doanh nghiệp này khó lòng trụ nổi.

Theo nhiều chuyên gia, nếu không tìm được lối thoát kịp thời và phù hợp, thị trường bất động sản có thể sẽ phải đối mặt với kịch bản ra đi của nhiều đối tượng, từ doanh nghiệp đầu tư, phát triển bất động sản cho đến doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản cũng như môi giới bất động sản. 

Nếu không tìm được lối thoát kịp thời và phù hợp, thị trường bất động sản có thể sẽ phải đối mặt với kịch bản ra đi của nhiều đối tượng. Ảnh: Doanhnhan.vn

Bên cạnh việc tái cấu trúc và thay đổi để thích nghi, không ít doanh nghiệp và nhà đầu tư chỉ còn cách chờ đợi. Nhiều khả năng thị trường địa ốc vẫn tiếp tục khó khăn, ít nhất là đến cuối năm nay. Trước tình hình này, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp địa ốc cũng có cái nhìn khá thận trọng trong tương lai gần.

Trong Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 diễn ra gần đây, ông Đoàn Văn Bình - Chủ tịch HĐQT của CTCP Tập đoàn C.E.O (CEO Group) nhận định, thị trường bất động sản từ giữa năm 2022 cho đến nay vẫn khá ảm đạm, thanh khoản kém. CEO Group đã trải qua 3 lần thị trường bất động sản khủng hoảng, đó là năm 2007 – 2008, năm 2011 – 2013 và năm 2022-2023.

Do đó, Chính phủ đã nhanh chóng có động thái vào cuộc, chỉ đạo việc giảm lãi suất và hoàn thiện thể chế… mục đích tháo gỡ khó khăn cho thị trường. Tuy nhiên, theo dự báo thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm vẫn còn nhiều khó khăn, thậm chí kéo dài đến tận năm 2024. Cụ thể, ông Bình cho hay: “Những phân khúc bất động sản phục vụ nhu cầu thực của người dân vẫn có nhu cầu cao. Đây là cơ sở để tin tưởng về việc thị trường địa ốc sẽ sớm hồi phục trong thời gian tới”. 

Theo Chủ tịch CEO Group, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng trong hơn 2 năm qua đã chịu ảnh hưởng rất lớn bởi dịch bệnh Covid-19, tiếp đến là cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, lạm phát… Nhiều địa điểm du lịch trở nên hoang tàn, các cửa hàng mặt phố kinh doanh từng sầm uất cũng bị đóng cửa khá nhiều, biển hiệu cho thuê tràn lan. Việt Nam cũng thế. Năm 2019, ngành du lịch Việt Nam đóng góp khoảng 10% GDP, chủ yếu là nguồn thu từ khách du lịch quốc tế. Nhưng hiện tại, khách quốc tế gần như vẫn chưa trở lại Việt Nam. 

Ông Bình còn dẫn chứng vào dịp lễ 30/4 – 1/5 vừa qua. Khách du lịch đến với CEO Group theo kiểu vào dồn dập rồi lại ra nhanh, gần như không chi tiêu gì hết. Mọi năm, tỷ lệ lấp đầy dự án của CEO Group là khoảng 60 – 70% nhưng năm nay chỉ khoảng 30%. Đây chính là tình trạng chung của ngành du lịch. Theo ông Bình, mọi thứ trong năm nay vẫn còn nhiều khó khăn. Song nếu thể chế cởi mở hơn kèm theo những thay đổi từ bên trong của các doanh nghiệp, hi vọng ngành du lịch nói chung và thị trường bất động sản nói riêng từ đầu năm 2024 sẽ có nhiều khởi sắc. 

Theo dự báo thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm vẫn còn nhiều khó khăn, thậm chí kéo dài đến tận năm 2024. Ảnh: Vnexpress

Bất động sản vẫn còn nhiều điểm “nghẽn”

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc GP.Invest nhận định, bất động sản hiện đang chững lại, các chuyên ngành kinh tế liên quan (như thép, xi măng…) cũng khó khăn theo. Nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách sụt giảm, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản. 

Trong năm 2023, số lượng và quy mô dự án đều đã giảm. Vốn đầu tư nhà nước trong nửa đầu năm nay dù tăng 12,6% nhưng vốn tư nhân lại chỉ tăng 2,4% trong khi vốn khu vực FDI tăng 3,8%. Các chuyên gia đánh giá, tình trạng này diễn ra chủ yếu là do vướng mắc về mặt pháp lý, không giải quyết được vì thiếu đồng bộ, chồng chéo và xung đột của hệ thống văn bản pháp luật.

Ông Hiệp nhận định, điều cần thiết là có được một cơ quan chuyên trách đủ chuyên sâu của Quốc hội để rà soát những văn bản pháp lý trước khi trình lên, gạt bỏ được những chồng chéo và xung đột trong các luật, đặc biệt là Luật Đất đai cùng với các Luật khác đang chuẩn bị sửa đổi. Bên cạnh đó, các cơ quan soạn thảo cũng cần lắng nghe và tiếp thu các đề bạt, kiến nghị cũng như thắc mắc của các hiệp hội doanh nghiệp và doanh nghiệp trong quá trình xây dựng luật. 

Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc GP.Invest cũng đề xuất chính sách cơ chế, mục đích khuyến khích và kích cầu hợp lý cho toàn bộ nền kinh tế. Ông cho rằng, Chính phủ đã vô cùng quyết liệt trong việc điều hành và chỉ đạo hạ lãi suất cho vay, giảm thuế VAT 2%... Tuy nhiên vẫn cần có thêm những giải pháp cụ thể về việc miễn giảm, giãn hoãn đối với một số loại thuế phí; đồng thời nới lỏng chính sách tài khóa, kích cầu tiêu dùng để củng cố tâm lý của thị trường. 

Ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản EZ (EZ Property) chia sẻ, thị trường bất động sản đang vướng phải vấn đề “khó nhằn”, nguồn cung không có nhưng giá vẫn cao, không có người mua. Ảnh: Tài nguyên và Môi trường

Ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản EZ (EZ Property) chia sẻ, thị trường bất động sản đang vướng phải vấn đề “khó nhằn”, nguồn cung không có nhưng giá vẫn cao, không có người mua. Giờ dù lãi suất có giảm, chưa chắc đã có nhiều nhà đầu tư xuống tiền bởi đây đang là giai đoạn nhạy cảm. Thời điểm hiện tại, những người có tiền vẫn đang thực hiện bài toán an toàn, một là gửi ngân hàng hoặc đầu tư vào tài sản khác có tính ổn định và thanh khoản cao hơn. Hiện nay vẫn chưa thể xác định, thị trường địa ốc sẽ đi lên hay tiếp tục lao dốc trong thời gian tới.

Chia sẻ trên Doanhnhan.vn, ông Toản cho biết: “Nếu lãi suất giảm thì thị trường có thể phục hồi một phần. Nguyên nhân bởi, điều này sẽ tác động đến quyết định mua bất động sản của một số người có nhu cầu ở thật. Với những nhà đầu tư, trừ khi có một sản phẩm thật sự tốt, họ mới quyết định đầu tư. Còn không họ vẫn giữ nguyên trạng thái nghe ngóng. 

Vì thế, thị trường địa ốc từ nay đến cuối năm vẫn không có gì đột biến, giao dịch dù có nhưng sẽ không nhiều. Nguồn cung của các dự án vẫn đang chịu nhiều ảnh hưởng của Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Đất đai; thế  nhưng các luật này đều đang sửa và vẫn chưa được thông qua. Tất cả đều vẫn đang trong trạng thái chờ đợi”.

Tổng giám đốc EZ Property nhận định, sang năm tới, diễn biến của thị trường bất động sản còn phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế vĩ mô. Nguyên nhân bởi, khó khăn thời điểm hiện tại đã lan sang cả sản xuất và xuất nhập khẩu, du lịch và thương mại dịch vụ… Hầu hết các ngành kinh tế đều khó khăn, sẽ không có nguồn tiền để đổ vào bất động sản. Tiền đầu tư vào bất động sản phải chảy từ những ngành khác sang. Do đó, đang trong thời kỳ khó khăn chung thì người dân lấy đâu ra tiền mua bất động sản? Không những thế, người bán cũng chẳng khả quan hơn vì bây giờ bán nhà rất khó, càng giá trị cao lại càng khó bán.

Tổng giám đốc EZ Property nhận định, sang năm tới, diễn biến của thị trường bất động sản còn phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế vĩ mô. Ảnh: Doanhnhan.vn

Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cho rằng, trên thị trường bất động sản hiện nay đang tồn tại 2 vấn đề mấu chốt cần phải giải quyết ngay. Trong đó, vấn đề thứ nhất là phải tăng tổng cầu. Trong tình thế thị trường còn nhiều khó khăn do sức mua yếu đã khiến doanh nghiệp bị thiếu dòng tiền, sụt giảm thanh khoản, thậm chí là mất thanh khoản, các nguồn vốn các cũng bị tắc nghẽn (trái phiếu doanh nghiệp, nguồn vốn huy động từ khách hàng), việc được tiếp cận nguồn vốn tín dụng trở thành “phao cứu sinh” của những doanh nghiệp địa ốc. 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top