Aa

Quảng Nam: Pháp lý vẫn là vướng mắc cho nhiều dự án

Thứ Năm, 30/11/2023 - 06:00

Trong Báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đã chỉ ra nhiều tồn tại, vướng mắc cho thị trường bất động sản tỉnh Quảng Nam.

UBND tỉnh Quảng Nam đánh giá, năm 2023, các địa phương đề xuất danh mục dự án đầu tư bất động sản nhà ở còn hạn chế; không có danh mục dự án đầu tư bất động sản nhà ở đủ điều kiện được UBND tỉnh phê duyệt để thu hút đầu tư; Quý II và Quý III/2023 không có dự án mới được chấp thuận. Tiến độ đầu tư các dự án hiện chậm; giá giao dịch giảm; giao dịch trầm lắng; một số khu vực gần như rơi vào trạng thái ngủ đông.

Một dự án Nhà ở xã hội “đứng hình” tại Quảng Nam

Về những khó khăn, vướng mắc mà các dự án đang gặp phải, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho rằng cơ chế về tín dụng bị siết chặt, đây là vấn đề khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Cùng với đó, công tác giải phóng mặt bằng các dự án phức tạp, cơ chế chính sách về bồi thường, giải phóng mặt bằng thay đổi qua các thời kỳ làm khó khăn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Người dân không đồng ý với việc không bố trí tái định cư. Công tác này vướng mắc kéo theo chậm tiến độ thực hiện dự án, chậm được giao đất, kéo theo toàn bộ dự án thực hiện không đúng tiến độ quy định.

Về thủ tục gia hạn tiến độ thực hiện dự án, việc thực hiện thủ tục gia hạn tiến độ phải xin ý kiến của địa phương và nhiều đơn vị liên quan dẫn đến thủ tục mất rất nhiều thời gian; đồng thời chưa có quy định thời gian bắt buộc phải có ý kiến góp ý về điều chỉnh tiến độ, dẫn đến phải chờ đợi đầy đủ ý kiến các ngành liên quan ảnh hưởng đến các thủ tục khác liên quan.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến thị trường bất động sản Quảng Nam đóng băng

Đối với vướng mắc về các thủ tục pháp lý, doanh nghiệp phản ánh việc giải quyết thủ tục hành chính chậm trễ theo phiếu hẹn. Cụ thể như thủ tục gia hạn tiến độ thực hiện dự án, thẩm định nhu cầu sử dụng đất đồng thời thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; thủ tục đăng ký biến động đất đai; thủ tục điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 được thực thông qua dịch vụ công, nhưng thời gian xử lý, giải quyết hồ sơ vẫn chưa đúng giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

Ngoài khó khăn về các quy định, thủ tục pháp lý thì nguồn vật liệu thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là đất san lấp là cũng tạo ra rào cản lớn cho các dự án. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh nguồn nguyên liệu đất đồi để san lấp, thi công công trình có nhu cầu rất lớn nhưng hầu hết các mỏ đã cấp đều hết phép hoặc không đủ trữ lượng để cung cấp, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án.

Khó khăn bủa vây các dự án bất động sản tại Quảng Nam trong thời gian qua

Về phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn, thực hiện Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 03/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030, UBND tỉnh đã phê duyệt 1 danh mục dự án nhà ở xã hội trong Khu kinh tế mở Chu Lai với diện tích sử dụng đất khoảng 0,88ha; diện tích đất ở khoảng 0,4ha (Quyết định số 1651/QĐ-UBND ngày 04/8/2023); xem xét phê duyệt 1 danh mục dự án nhà ở xã hội thuộc quỹ đất 20% trong dự án Khu dân cư dọc tuyến đường Điện Biên Phủ nối dài (giai đoạn 1).

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top