Aa

Thừa thiên Huế: Lễ hội truyền thống vật làng Sình

Thứ Ba, 20/02/2024 - 10:12

Sáng ngày 19/2, vật làng Sình (xã Phú Mậu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) khai hội, thu hút hàng ngàn du khách thập phương và người dân đến xem, cổ vũ.

Hội vật truyền thống làng Sình được tổ chức nhằm giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương và dân tộc, khơi dậy nét văn hoá truyền thống đặc trưng của tỉnh nhà nói chung, của làng Sình thuộc xã Phú Mậu nói riêng.

Thừa thiên Huế: Lễ hội truyền thống vật làng Sình- Ảnh 1.

Toàn cảnh lễ hội vật làng Sình. Ảnh Hoàng Lê

Với lịch sử hàng trăm năm và được duy trì cho đến tận ngày nay, người dân làng Sình tổ chức hội vật như là hoạt động văn hóa truyền thống giàu tinh thần thượng võ, khích lệ việc rèn luyện sức khỏe đồng thời duy trì và phát triển phong trào thể dục, thể thao quần chúng.

Thừa thiên Huế: Lễ hội truyền thống vật làng Sình- Ảnh 2.

Hội vật là hoạt động văn hóa truyền thống giàu tinh thần thượng võ. Ảnh Hoàng Lê

Ngoài ra, hội vật còn mang ý nghĩa tâm linh là cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi; là sân chơi đầu xuân đầy ý nghĩa, là điểm du lịch lý thú cho du khách để cứ mỗi độ Tết đến Xuân về.

Thừa thiên Huế: Lễ hội truyền thống vật làng Sình- Ảnh 3.

Hội vật còn khích lệ việc rèn luyện sức khỏe đồng thời duy trì và phát triển phong trào thể dục, thể thao quần chúng. Hoàng Lê

Hội vật làng Sình chỉ diễn ra trong 1 ngày, với nét đặc trưng là bất kỳ khán giả nào cũng có thể đăng ký tham gia trong độ tuổi từ 13 đến 40 tuổi. Lệ làng quy định các đô vật dự hội không nhất thiết phải là người địa phương mà bất kỳ khán giả nào cũng có thể được lên sới đấu vật. Hội vật làng Sình về cơ bản áp dụng nguyên tắc của luật thi đấu vật dân tộc là phải đánh ngã đối thủ ở tư thế "lấm lưng trắng bụng", đồng thời giữ hoặc đè được đối thủ trong vòng 3 giây là thắng.

Thừa thiên Huế: Lễ hội truyền thống vật làng Sình- Ảnh 4.

Lễ Hội thu hút đông đảo người dân đến xem và cổ vũ.

Theo đó, đô vật đạt giải vô địch sẽ nhận được cúp, huy chương, cờ, hiện kim của Ban tổ chức và mâm cau trầu truyền thống của làng văn hóa Lại Ân.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top